Biện pháp 5 Hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 125)

Bảng 3.5. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp 5

TT BP5. Hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 4,00 4,00

1 Viện hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ

phận. 4,00 0,00 4,00 0,00

2 Viện xây dựng các quy định sử dụng và quản lí

cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo. 4,00 0,00 4,00 0,00

3

Viện triển khai công tác cập nhật tài liệu đến các khoa/phòng chuyên môn và đánh giá kết quả thực hiện hằng năm.

4,00 0,00 4,00 0,00

4

Viện xây dựng văn hóa làm việc với tiêu chí “nề nếp, trách nhiệm, nhiệt tình, dân chủ” và “HV chính là khách hàng”.

Biện pháp 5 không chỉ đơn thuần là hỗ trợ hoạt động đào tạo, mục đích xa hơn là hình thành văn hóa hợp tác, một trong những chất xúc tác tạo hứng thú với công việc cho đội ngũ nhân sự tại Viện. Hoạt động đào tạo chỉ thật hiệu quả khi BLĐ và CBQL xây dựng được môi trường hợp tác trên tinh thần tự nguyện.

Biện pháp này có 4 nội dung và sau khi tiến hành khảo sát, kết quả cho thấy mức độ cần thiết và khả thi đều có ĐTB=4,00 ở mức đánh giá “cần thiết”“khả thi”. Như vậy, CBQL và GV, những người tham gia khảo sát đều đồng ý với biện pháp 5. Điều nay cho thấy biện pháp đề xuất có giá trị thực tiễn và việc tiến hành là điều tất yếu.

Kết luận Chương 3

Đào tạo là một trong những chức năng, nhiệm vụ của Viện Y tế công cộng. Với yêu cầu và định hướng của Bộ Y tế, hoạt động đào tạo trở thành điểm mạnh hỗ trợ các hoạt động khác trong mục tiêu phát triển Viện. Vì vậy, đổi mới quản lí hoạt động đào tào là yếu tố sống còn của Viện, đổi mới để tăng cường hoạt động đào tạo, duy trì tính ổn đinh và bền vững. Công tác quản lí đổi mới hoạt đồng đào tạo phải xuất phát từ quan điểm “người học là trung tâm”“đổi mới vì mục tiêu người học”.

Sau các bước khảo sát, đánh giá tại chương 2, tác giả đề xuất 5 biện pháp với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lí, khắc phục những điểm còn hạn chế và nâng cao công tác quản lí, để từ đó, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo cả về hình thức lẫn nội dung. Các biện pháp đề xuất gồm:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo tại Viện; Biện pháp 2. Đổi mới chương trình đào tạo gắn với nhu cầu người học;

Biện pháp 3. Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên phù hợp với chiến lược chung tại Viện;

Biện pháp 4. Hoàn thiện quy trình chiêu sinh và tổ chức thực hiện khóa học; Biện pháp 5. Hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo.

Để xác định mức độ cần thiết và tính khả khi của các biện pháp trên, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL và GV tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu được, đều ở mức “cần thiết/khả thi” và mức “rất cầnthiết/rất khả thi”, cho thấy các biện pháp quản lí cần được thực hiện và kết quả đạt được là có cơ sở.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh vận hành hệ thống hoạt động đào tạo với các thành tố: Mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo, phương thức đào tạo; người dạy – người học; điều kiện môi trường đào tạo; kiểm tra, đánh giá kết quả HV và công tác quản lí hoạt động đào tạo cũng tác động nên nội dung của các thành tố này.

Việc đánh giá thực trạng về hoạt động đào tạo và thực trạng về quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, các thành tố đều được đánh giá khá đến tốt. Tuy nhiên, một số thành tố vẫn còn xuất hiện một vài ý kiến trái chiều, đánh giá ở mức trung bình hoặc yếu dù kết quả không làm thay đổi điểm trung bình chung. Xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau từ thông tin phỏng vấn và tra cứu hồ sơ lưu trữ, tác giả nhận thấy lí do xuất hiện hạn chế phần lớn do nhận thức, một số kĩ năng sư phạm chưa được nâng cao, các tiêu chí phối hợp chưa cụ thể và đặc biệt chưa định hướng rõ ràng về văn hóa làm việc tại Viện. Chính vì thế, tác giả mạnh dạn đề xuất 5 biện pháp quản lí, tập trung hoàn thiện các mặt còn bất cập tại Viện. Các biện pháp không đi theo từng thành tố nhưng vẫn tập trung vào các yếu tố kết nối nhằm điều chỉnh hạn chế của các thành tố khác.

Các biện pháp đề xuất được đánh giá nghiêm túc, khách quan với đích đến là điều chỉnh các khâu trên cơ sở ưu tiên nhưng vẫn đồng bộ. Ưu tiên là đặt trọng tâm vào nhận thức, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhân sự tại Viện, để từ đó tạo hiệu ứng cho các biện pháp còn lại và tiến hành điều chỉnh đồng bộ.

2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Y tế

- Kịp thời ban hành thông tư hướng dẫn chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về hoạt động y tế nói chung và đào tạo nói riêng;

- Ban hành quyết định số lượng học viên tối đa cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về các lĩnh vực;

- Tăng cường cơ chế tự chủ cho cơ sở đào tạo ngành Y tế về mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất;

- Chủ trì các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ giảng trong ngành và tạo điều kiện cho Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh tham gia các hội thảo, hội nghị, báo cáo chuyên đề trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng từ kinh phí dự án do Bộ Y tế phụ trách hoặc kinh phí của Viện.

2.2. Đối với Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh

- Tăng cường liên kết, hỗ trợ đào tạo cho tuyến dưới nhằm thể hiện trách nhiệm và tầm ảnh hưởng của Viện với các đơn vị liên quan;

- Ban hành quy chế hoat động đào tạo độc lập với quy chế hoạt động Viện, phân cấp cụ thể quản lí hoạt động tài chính nhằm hỗ trợ hoạt động đào tạo phát huy tối đa về chất lượng và dịch vụ đào tạo. Mặt khác, việc phân cấp quản lí cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ BLĐ Viện đến TTĐTBD và các khoa/phòng chuyên môn để đội ngũ nhân lực chủ động hoàn thành công việc với tình thần tự giác và ý thức trách nhiệm;

- Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL, GV về năng lực quản lí, năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm;

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thư viện, đảm bảo tài liệu nghiên cứu đáp ứng được tính thực tiễn và nhu cầu người đọc;

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về văn hóa công sở, ứng xử với khách hàng (bao gồm cả học viên) theo hướng hỗ trợ, khuyến khích hợp tác lâu dài những vẫn đảm bảo các nguyên tắc về pháp luật hiện hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế. (2015). phê duyệt Kếhoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020. Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày

17/7/2015. Hà Nội. Thư viện pháp luật. Tải xuống từ trang

https://thuvienphapluat,vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-2922-QD-BYT-huong- dan-dao-tao-lien-tuc-y-te-204735,aspx

Bộ Y tế. (2015). Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 2963/QĐ-BYT ngày 16/7/2015. Hà Nội.

Bộ Y tế. (2015). Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí ngành y tế phía Nam thuộc Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 2566/QĐ-BYT ngày 24/6/2015. Hà Nội.

Bộ Y tế. (2013), Về việc hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013. Hà Nội. Thư viện pháp luật. Tải xuống từ trang https://thuvienphapluat,vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-22-2013-TT-BYT-huong- dan-dao-tao-lien-tuc-y-te-204735,aspx

Bộ Nội vụ. (2014). Quy định. hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Thông tư 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014. Hà Nội. Thư viện pháp luật.

Tải xuống từ trang https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong- tu-19-2014-TT-BNV-huong-dan-dao-tao-boi-duong-vien-chuc-259911.aspx

Bùi Hiền.(2013). Từ điển giáo dục. Hà Nội: Nxb Từ điển Bách khoa.

Bùi Minh Hiền. Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo (2006). Quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Bùi Thị Thu Hương. (2013). Quản lí chất lượng chương trình đào tạo cử nhân chất lượng tại Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể.

Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục. Trường Đại học Giáo dục. ĐHQG Hà Nội.

Bùi Văn Nhơn. (2008). Quản lí và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Hà Nội: Nxb Tư pháp.

Chính phủ. (2017). Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017. Hà Nội. Thư viện pháp luật. Tải xuống từ trang https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh- chinh/Nghi-dinh-75-2017-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc- Bo-Y-te-352896.aspx

Chính phủ. (2017). Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thư viện điện tử. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017. Hà Nội. Tải xuống từ trang https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-101- 2017-ND-CP-dao-tao-boi-duong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-319214.aspx

Chính phủ. (2012). Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 31/8/2014. Thư viện pháp luật. Tải xuống từ trang https://thuvienphapluat,vn/van-ban/Bo-may-hanh- chinh/Nghi-dinh-63-2012-ND-CP-quy-dinh-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-co- cau-to-chuc-146851,aspx

Chính phủ. (2006). Về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập. Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006. Hà Nội. Thư viện pháp luật. Tải xuống từ trang https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh- nghiep/Nghi-dinh-53-2006-ND-CP-chinh-sach-khuyen-khich-phat-trien-co-so- cung-ung-dich-vu-ngoai-cong-lap-12126.aspx

Đặng Quốc Bảo. (1999). QLGD – quản lí nhà trường, một số hướng tiếp cận. Trường QLGD – Đào tạo Trung ương 1. Hà Nội.

Derek Torrington & Laura Hall. (1995). Personnel management. Prentice Hall.

Hồ Văn Vĩnh. (2004). Giáo trình khoa học quản lí. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nôi: Nxb Thống kê.

James H. Donnoelly, James L. Gibson & John M. Ivancevich. (1999).

Michael Armstrong. (1997). Personnel management practice. London. Kogan Page Limeted.

Ngô Đình Qua. (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Đức Chính. (2002). Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.

Nguyễn Đức Lợi. (2008). Giáo trình khoa học quản lí. Hà Nội: Nxb Tài chính. Nguyễn Kiên Trường (người dịch). (2004). Phương pháp lãnh đạo và quản lí nhà trường hiệu quả. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Nguyễn Kiều Oanh. (2013). Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học theo tiếp cập CDIO. Luận án tiến sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Lan Hương. (2015). Quản lí chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Lộc. (2010). Lí luận về quản lí. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Thị Hồng Vân. (2011). Quản lí hoạt động đào tạo ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay. Luận án tiến sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2003). Người giáo viên thế kỉ 21: Sáng tạo – hiệu quả. Tạp chí dạy và học ngày nay (7). Hà Nội.

Nguyễn Viết Sư. (2005). Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp.

Hà Nội: Nxb Giáo dục Hà Nội.

Nunnally, J. (1978). Psychometric Theory. New York. McGraw-Hill Companies.

Peter Drucker. (2003). Những thách thức của quản lí thế kỷ XXI. Hà Nội: Nxb: Chính trị Quốc gia.

Phạm Đỗ Nhật Tiến và Phạm Lan Hương. (2014). Giáo dục Việt nam hộinhập quốc tế. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Phạm Thành Nghị. (2007). Nâng cao hiệu quả quản lí nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nxb Xã hội.

Phạm Thành Nghị. (2000). Quản lí giáo dục chất lượng giáo dục đại học. Hà Nội:Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Phạm Thị Ngọc Nho (người dịch). (2016). Báo cáo Ủy ban quốc tế UNESCO về giáo dục cho thế kỷ 21-Những điểm nổi bật. Tải xuống từ trang ttps://cvdvn,net/2 016/03/24/unesco-giao-duc-kho-tang-tiem-an-p7/

Quốc hội. (2019). Luật giáo dục 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019. Thư viện pháp luật. Tải xuống từ trang https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Luat- giao-duc-2019-367665.aspx

Thủ tướng chính phủ. (2019). Phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan tong hệ thống chính trị đến năm 2030. Quyết định số 705/2019/QĐ-TTg ngày 07/6/2019. Hà Nội. Thư viện pháp luật. Tải xuống từ trang https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh- chinh/Quyet-dinh-705-QD-TTg-2019-De-an-sap-xep-to-chuc-lai-co-so-dao-tao-boi- duong-can-bo-cong-chuc-416124.aspx

Thủ tướng chính phủ. (2013). Phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 122/2013/QĐ-TTg ngày 10/01/2013. Hà Nội. Tải xuống từ trang http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2& mode=detail&document_id=165437

Thủ tướng chính phủ. (2006). Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Quyết đinh số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006. Hà Nội. Thư viện pháp luật. Tải xuống từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/the-thao-y-te/quyet-dinh-153-2006-qd-ttg-quy- hoach-tong-the-phat-trien-he-thong-y-te-viet-nam-2010-2020-12939.aspx

Trần Khánh Đức. (2014). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Trần Kiểm. (2012). Những vấn đề cơ bản của Khoa học giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liêm và Ngô Đình Qua. (2017).

Giáo dục học đại cương. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Trần Thị Hương. (2012). Dạy học tích cực. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Trần Thúy Diễm. (2015). Đào tạo bồi dưỡng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế khu vực phía Nam. Luận văn thạc sĩ. Học viện Hành chính Quốc gia.

Trần Văn Tùng. (2005). Đào tạo. bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng. Hà Nội: Nxb Thế giới.

Trịnh Yên Bình. (2013). Thực trạng nhân lực. nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp. Luận án tiến sĩ y học. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)