Mối liên hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 94)

Căn cứ cơ sở lí luận và các dữ liệu điều tra việc thực hiện hoạt động đào tạo và thực trạng về quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả xây dựng 5 biện pháp với mục đích duy trì và phát triển hiệu quả công tác quản lí đào tạo tài Viện. Các biện pháp đề xuất được xem xét ở nhiều khía cạnh

khác nhau để đảm bảo tính khách quan, tính đồng bộ và toàn diện, tính khả thi và hiệu quả.

Mỗi biện pháp là một mắc xích quan trọng, biện pháp trước là tiền đề của biện pháp sau, tạo thành một vòng tròn khép kín, tác động lẫn nhau để quản lí hoạt động đào tạo Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng hiệu quả, nhằm thỏa mãn người học về nội dung đào tạo và dịch vụ đào tạo.

Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo tại Viện”.

Mục tiêu của biện pháp là tác động nhận thức để thay đổi hành vi, là quá trình hành động đúng đắn đối với hoạt động đào tạo. Vì vậy, biện pháp này là tiền đề của các biện pháp còn lại, tác động đến hiệu quả thực hiện hoạt động đào tạo và Viện cần thực hiện biện pháp này liên tục mới đạt hiệu quả lâu dài.

Biện pháp 2 “Đổi mới chương trình đào tạo gắn với nhu cầu người học”. Với quan điểm người học vừa là trọng tâm của hoạt động đào tạo, vừa là khách hàng của hoạt động. Việc thực hiện biện pháp này là bảo đảm chất lượng đào tạo theo vị trí việc làm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và mục tiêu phát triển nghề nghiệp học viên, là điểm chủ yếu để Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hoạt động đào tạo theo đúng định hướng ngành và đơn vị.

Biện pháp 3 “Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên phù hợp với chiến lược chung tại Viện”. Phát triển đội ngũ giảng viên đủ về cơ cấu tổ chức và có năng lực chuyên môn là yếu tố quan trọng, duy trì chất lượng đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là biện pháp chính thể hiện vai trò của giảng viên trong hoạt động đào tạo.

Biện pháp 4 “Hoàn thiện quy trình chiêu sinh và tổ chức thực hiện khóa học”.

Biện pháp này là cầu nối giữa các thành tố cấu thành hoạt động đào tạo, hỗ trợ quá trình vận hành hoạt động đào tạo từ đầu vào đến đầu ra. Biện pháp vừa có chức năng giám sát, vừa có chức năng điều chỉnh kịp thời các rủi ro phát sinh, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đào tạo.

Biện pháp 5 “Hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo”. Biện pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoat động đào tạo, đây là biện pháp hỗ trợ bốn biện pháp trên để GV và HV hoàn thành nhiệm vụ dạy – học.

Năm biện pháp đề xuất không thể tách rời độc lập, chúng có mối liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi biện pháp là một phần các biện pháp còn lại. Thực hiện đồng bộ các biện pháp là điều kiện cần và đủ để phát huy hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Lãnh đạo nên lựa chọn ưu tiên biện pháp 1 và 3. Đây là hai biện pháp tác động nhận thức, trách nhiệm và vai trò của người thực hiện, là yếu tố cốt lõi cho sự thành công của tất cả các biện pháp còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 94)