Thực trạng về nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Nhiệm vụ đào tạo với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chuyên môn và phát triển nghề nghiệp của người học. Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh tập trung xây dựng nội dung chương trình đào tạo các khóa học với công việc chuyên môn người học, có tính khoa học, tính ứng dụng và phát triển năng lực người học. Việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo (CTĐT) chú trọng tính cân đối giữa lí thuyết và thực hành, đồng bộ với phương thức đào tạo và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sau khi tiến hành khảo sát, kết quả đánh giá trình bày tại bảng 2.6.

Bảng 2.6. Số liệu đánh giá việc thực hiện nội dung đào tạo

TT Nội dung đào tạo

CBQL GV/CV

Sig HV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

4,00 4,05 4,63

1

Nội dung chương trình đào tạo (CTĐT) được xây dựng đáp ứng yêu cầu chuyên môn theo vị trí việc làm.

4,17 0,76 4,18 0,63 0,55 4,67 0,51

2 Nội dung CTĐT xây

dựng có tính khoa học. 4,00 0,72 3,98 0,65 0,91 4,67 0,52

3

Nội dung CTĐT sắp xếp theo hướng phát triển năng lực người học. 3,92 0,72 3,92 0,75 0,31 4,60 0,53 4 Nội dung CTĐT có tính ứng dụng. 4,00 0,72 4,16 0,62 0,64 4,67 0,51 5 Nội dung CTĐT đảm bảo cân đối giữa lí thuyết và thực hành.

4,00 0,83 3,98 0,74 0,79 4,50 0,62

6

Nội dung CTĐT được xây dựng đồng bộ với phương thức đào tạo và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

3,92 0,72 4,08 0,63 0,41 4,66 0,50

Nội dung đào tạo (nội dung CTĐT) có 6 nội dung khảo sát, với mức đánh gia chung của CBQL và GV là “khá”. So sánh trị trung bình giữa hai nhóm đối tượng CBQL và GV cho từng nội dung khảo sát bằng kiểm định Independent Samples T- Test, tất cả các kết quả tìm được đều có giá trị Sig>0,05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị trung bình giữa hai nhóm đối tương trên.

Từ nội dung 1 đến nội dung 6 ở bảng 2.6. có ĐTB và ĐLC theo thứ tự sau: 1

“Nội dung CTĐT được xây dựng đáp ứng yêu cầu chuyên môn theo vị trí việc làm.”, ĐTB của CBQL=4,17, ĐLC=0,76 và ĐTB của GV=4,18, ĐLC=0,63; 2 “Nội dung CTĐT xây dựng có tính khoa học.” với CBQL (ĐTB=4,00, ĐLC=0,72) và GV (ĐTB=3,98, ĐLC=0,65); 3 “Nội dung CTĐT sắp xếp theo hướng phát triển năng lực người học.” với ĐTB của CBQL=3,92, ĐLC=0,72 và ĐTB của GV=3,92, ĐLC=0,65; 4 “Nội dung CTĐT có tính ứng dụng.” có ĐTB của CBQL=4,00, ĐLC=0,72 và ĐTB của GV=4,16, ĐLC=0,62; 5 “Nội dung CTĐT đảm bảo cân đối giữa lí thuyết và thực hành.”, ĐTB của CBQL=4,00, ĐLC=0,83 và ĐTB của

GV=3,98, ĐLC=0,74; 6 “Nội dung CTĐT được xây dựng đồng bộ với phương thức đào tạo và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.” với ĐTB của CBQL=3,92, ĐLC=0,72 và ĐTB của GV=4,08, ĐLC=3,63 và độ lệch chuẩn ở các câu trả lời của CBQL và GV đều nằm từ 0,62 đến 0,83, cho thấy độ phân tán khá cao.

Tuy nhiên, tất cả các câu trả lời về 6 nội dung đào tạo của HV có kết quả đánh giá ở mức “tốt” và ĐTB chung=4,63. Kết quả lần lượt: nội dung 1, ĐTB=4,67, ĐLC=0,51; nội dung 2, ĐTB=4,67, ĐLC=0,52; nội dung 3, ĐTB=4,60, ĐLC=0,53; nội dung 4, ĐTB=4,67, ĐLC=0,51; nội dung 5, ĐTB=4,50, ĐLC=0,62; nội dung 6, ĐTB=4,66, ĐLC=0,50. Như vậy, HV đánh giá nội dung CTĐT mức cao hơn CBQL và GV, độ biến thiên các câu trả lời cũng thấp hơn.

Tác giả tiến hành nghiên cứu sản phẩm, xác định mối liên quan giữa dữ liệu khảo sát và các dữ liệu lưu trữ, gồm văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Y tế, văn bản chỉ đạo và kế hoạch thực hiện đào tạo hằng năm của Viện, kế hoạch xây dựng nội dung chương trình đào tạo của TTĐTBD và lượng giá cuối khóa của từng lớp học. Tác giả tìm thấy mối liên quan đến độ phân tán trong các câu trả lời của CBQL và GV như sau:

- Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí ngành y tế phía Nam chủ động lập kế hoạch phối hợp với khoa/phòng chuyên môn xây dụng nội dung CTĐT cho một số khóa học;

- Một số khoa/phòng chuyên môn không có kế hoạch điều chỉnh nội dung CTĐT, chỉ thực hiện khi có kế hoạch phối hợp của TTĐTBD;

- Kết quả lượng giá từng khóa học, có khoảng 85% HV đánh giá nội dung đào tạo đáp ứng chuyên môn nghiệp vụ.

Từ các chỉ số ĐTB, thể hiện nội dung đào đạo các khóa học tại Viện có tính ứng dụng, gắn với chức năng nhiệm vụ người học. Hằng năm, TTĐTBD xây dựng kế hoạch phối hợp với một số khoa/phòng chuyên môn thực hiện công tác điều chỉnh nội dung CTĐT nhưng chưa có tính đồng bộ. Một số khoa/phòng chuyên môn không thực hiện điều chỉnh nội dung CTĐT. Đây là dữ liệu quan trọng giúp tác giả tổng hợp và đưa ra các biện pháp nâng cao hoạt động đào tạo tại Viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)