TTĐTBD và các khoa/phòng chuyên môn phối hợp nhằm thực hiện công tác quản lí phương thức đào tạo. Để đánh giá thực trạng về quản lí phương thức đào tạo, tác giả xây 8 nội dung khảo sát và kết quả tìm được thể hiện tại bảng 2.13.
Bảng 2.13. Số liệu đánh giá công tác quản lí phương thức đào tạo
TT Quản lí phương thức đào tạo
CBQL GV/CV Sig ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 3,87 3,86 1 TTĐTBD và BQL khoa/phòng quản lí phương thức đào tạo thông qua kế hoạch giảng dạy (TKB) của GV.
4,21 0,72 4,30 0,65 0,69
2
TTĐTBD phối hợp với BQL
khoa/phòng quản lí việc GV báo nghỉ, sắp xếp GV dạy thế và theo dõi thời gian ra vào lớp của GV.
4,17 0,76 4,34 0,63 0,99
3
BQL khoa/phòng xác định quy trình phân công GV phù hợp với trình độ chuyên môn và cơ cấu tổ chức của bộ phận.
4,25 0,68 4,28 0,61 0,59
4
BQL khoa/phòng chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc nội dung đào tạo và thời gian ra vào lớp.
4,08 0,83 3,96 0,83 0,97
TT Quản lí phương thức đào tạo
CBQL GV/CV
Sig
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
3,87 3,86
tích giờ dạy của GV.
6 BQL khoa/phòng tổ chức, hướng dẫn
sinh hoạt chuyên môn. 3,58 0,93 3,44 0,70 0,10
7
BQL các khoa/phòng chỉ đạo GV đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng.
3,63 0,88 3,62 0,70 0,23
8 BQL khoa/phòng chỉ đạo người dạy định
hướng học viên tự học, tự nghiên cứu. 3,63 0,88 3,60 0,61 0,13
Nội dung từ 1 đến 8 được đánh giá “khá” và “tốt” và mức đánh giá từng nội dung là: “TTĐTBD và BQL khoa/phòng quản lí phương thức đào tạo thông qua kế hoạch giảng dạy (TKB) của GV.”, cả CBQL (ĐTB=4,21, ĐLC=0,72) và GV (ĐTB=4,30, ĐLC=0,65) cùng đánh giá “tốt”; nội dung “TTĐTBD phối hợp với BQL khoa/phòng quản lí việc GV báo nghỉ, sắp xếp GV dạy thế và theo dõi thời gian ra vào lớp của GV.”, CBQL (ĐTB=4,17, ĐLC=0,76) đánh giá “khá” và GV (ĐTB=4,34, ĐLC=0,63) đánh giá “tốt”; nội dung “BQL khoa/phòng xác định quy trình phân công GV phù hợp với trình độ chuyên môn và cơ cấu tổ chức của bộ phận.”, cả CBQL (ĐTB=4,25, ĐLC=0,68) và GV (ĐTB=4,28, ĐLC=0,61) đều đánh giá mức “tốt”; nội dung “BQL khoa/phòng chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc nội dung đào tạo và thời gian ra vào lớp.” cùng có mức đánh giá “khá” với ĐTB của CBQL=4,08, ĐLC=0,83 và ĐTB của GV=3,96, ĐLC=0,83. Bốn nội dung còn lại có mức đánh giá “khá” gồm “BQL khoa/phòng tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của GV.”, CBQL với ĐTB=3,38, ĐLC=0,82 và GV với ĐTB=3,38, ĐLC=0,72; nội dung “BQL khoa/phòng tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn.”, ĐTB của CBQL=3,58, ĐLC=3,44 và ĐTB của GV=3,44, ĐLC=0,70; nội dung “BQL các khoa/phòng chuyên môn chỉ đạo GV đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng.” có ĐTB của CBQL=3,63, ĐLC=0,88 và ĐTB của GV=3,62, ĐLC=0,70; nội dung “BQL khoa/phòng chỉ đạo người dạy định hướng học viên tự học, tự nghiên cứu.”, CBQL có ĐTB=3,63 và ĐLC=0,88, GV có ĐTB=3,60 và ĐLC=0,61. Nếu chỉ căn cứ vào ĐLC, các câu trả lời đều có độ phân tán cao và cần làm rõ sự khác biệt trị trung bình giữa CBQL và GV bằng kiểm định Independent Samples T-Test. Sau khi thực hiện công đoạn này, toàn bộ kết quả
nhận được là Sig>0,05 (từ 0,10 đến 0,99) nên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm khảo sát.
Khi nghiên cứu sản phẩm, tác giả tìm thấy kế hoạch dự giờ của khoa/phòng chuyên môn nhưng thiếu nội dung góp ý, đánh giá tiết giảng cũng như các kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả dạy – học. Phỏng vấn CBQL1, CBQL2 và CBQL3, thông tin thu được là: khoa/phòng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kì, bao gồm các lĩnh vực phụ trách, không chỉ tập trung vào nhiệm vụ đào tạo. GV1, GV2 và GV3 cung cấp thông tin, gồm: sau khi khóa đào tạo kết thúc, TTĐTBD tổng lợp ý kiến đánh giá cuối khóa, gửi về khoa/phòng chuyên môn và QL khoa/phòng họp góp ý kiến chung cùng với các hoạt động khác.
Các thông tin phản ánh công tác quản lí phương thức đào tạo tại Viện được triển khai thực hiện tại khoa/phòng chuyên môn nhưng do thiếu quy định đồng bộ nên một số QL khoa/phòng triển khai chưa hiệu quả, việc đưa ra biện pháp để đảm bảo hiệu quả lâu dài là cần thiết.