Biện pháp 5: Hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 92)

a. Mục đích của biện pháp

Hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo với mục đích tạo điều kiện cho học viên học tập trong bầu không khí tích cực, tạo động lực học tập xuất phát từ sự hài lòng dịch vụ đào tạo tại Viện. Đây là phương pháp hình thành mối liên kết giữa Viện và người học cho các bước phát triển khác trong tương lai.

Ngoài ra, hoàn thiện điều kiện môi trường đào tạo để giảng viên có không gian sáng tạo phương pháp dạy học và tích cực nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động đào tạo, giảng viên và học viên cũng dễ tiếp cận hơn với nguồn tri thức hiện đại, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa hoạt động đào tạo như phương pháp giảng dạy và học tập.

b. Nội dung và tổ chức thưc hiện

Nội dung:

- Tăng cường hiệu quả sử dụng và vận hành điều kiện môi trường đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quảng bá thương hiệu cao hơn.

- Thông qua điều kiện môi trường đào tạo hình thành mối liên hệ với học viên, nhà tuyển dụng, các đơn vị liên quan và các cơ sở đào tạo khác nhằm tạo mạng lưới cộng tác viên, để học viên có cơ hội đi thực tế, học hỏi kinh nghiệm.

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động đào tạo để đáp ứng thị trường đào tạo biến động hằng ngày.

- Tăng cường hiệu quả thư viện trong hoạt động đào tạo về cả nội dung, lĩnh vực và số lượng đầu sách tham khảo.

Tổ chức thực hiện

Một là, Viện xây dựng bổ sung tiêu chí phối hợp về nội dung và hình thức phối hơp giữa các bộ phận liên quan. Các tiêu chí phải có nội dung liên quan đến hình thức khen thưởng và tính chịu trách nhiệm của cá nhân và bộ phận. Bên cạnh đó, Ban lãnh Viện cần quán triệt tầm quan trọng của điều kiện môi trường đào tạo trong toàn hoạt động đào tạo nói riêng và toàn bộ hoạt động chung của Viện.

Hai là, Viện xây dựng hạng mục cơ sở vật chất và các tiêu chí sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất cho người tham gia sử dụng. Tiếp theo, Viện phân công trách nhiệm cụ thể cho bộ phận quản lí và cách xử lí kịp thời khi cơ sở vật chất gặp vấn đề bất ngờ và ban hành rộng rải đến các khoa/phòng/trung tâm.

Ba là, Viện xây dựng kế hoạch cập nhật, bổ sung tài liệu tham khảo tại thư viện hằng năm, hoạt động này được xây dựng trên cơ sở ràng buộc tính trách nhiệm và cả hình thức động viên, khuyến khích. Viện cũng xây dựng kênh báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hằng năm từ bộ phận QL trung gian đến Ban lãnh đạo Viện theo hình thức báo cáo quý và báo cáo năm.

Bốn là, Xây dựng giá trị cốt lõi “nề nếp, trách nhiệm, nhiệt tình và dân chủ” và “học viên chính là khách hàng”, lên kế hoạch truyền thông mối liên quan đặc biệt giữa giá trị cốt lõi và định hướng phát triển của Viện ở hiện tại và tương lai. Viện tổ chức thực hiện, mời báo cáo viên về nội dung “mối quan hệ đa phương giữa khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài”“văn hóa ứng xử trong môi trường công sở”. Ban lãnh đạo Viện thường xuyên nhắc nhở tại các cuộc họp giao ban hằng tuần để định hình văn hóa làm việc theo mục tiêu đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)