Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 89)

cầu và phù hợp với đặc điểm HV. Nghĩa là, cần xác định đặc điểm của sản phẩm đào tạo từ nhu cầu xã hội (đầu vào). Bước tiếp theo là căn cứ vào đặc điểm sản phẩm đào tạo, cụ thể theo vị trí việc làm để xác định lại các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn để thiết kế công nghệ đào tạo và biện pháp quản lí phù hợp. Quản lí HĐTĐ là chuỗi hoạt động quản lí liên quan đến nhiều bộ phận cùng tác động lên các thành tố. Vì vậy, xây dựng các biện pháp quản lí phải dựa trên các mối liên quan giữa các thành tố và triển khai tổ chức đồng bộ từ các cấp quản lí nhằm đạt hiệu quả sau quá trình thực hiện.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Mục tiêu quan trọng của việc đề xuất các biện pháp quản lí là khắc phục những bất cập còn tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo tại đơn vị. Vì thế, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả là điều kiện kiên quyết. Các biện pháp đề xuất cần dựa vào điều kiện thực tế của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực và phản ánh đúng sự thật khách quan về các thành tố cấu thành hoạt động đào tạo.

3.3. Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo tại Viện a. Mục đích của biện pháp

Nhận thức đồng bộ về hoạt động đào tạo là nền tảng hình thành sự đồng thuận cho quá trình định hướng đổi mới hoạt động đào tạo. Sự biến động thường xuyên về thị trường đào tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa là cơ hội và thách thức của Viện YTCCTPHCM, việc nhận thức đúng đắn những huận lợi, khó khăn, điểm mạnh,

điểm yếu tại Viện là mục đích của biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo. Từ đó, nhận thức rõ việc đổi mới hoạt động đào tạo là cấp thiết và chỉ có đổi mới, mới đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung:

- Nâng cao nhận thức các đối tượng theo hướng ưu tiên, bắt đầu từ Ban lãnh đạo Viện đến QL cấp trung gian, GV và nhân viên về đổi mới hoạt động đào tạo.

- Xác định quản lí hoạt động đào tạo là quản trị doanh nghiệp về lĩnh vực đào tạo, cần xây dựng thương hiệu, coi trọng tính cạnh tranh về lĩnh vực đào tạo và đổi mới quản lí đào tạo để nâng chất lượng đào tạo tại Viện.

- Xem HV là khách hàng trung tâm trong hoạt động đào tạo và đổi mới hoạt động đào tạo, là đối tác ở hiện tại và tương lai, là đối tượng được chăm sóc theo cách riêng của Viện.

- Đổi mới theo cách hiện đại hóa từ chương trình đến phương thức đào tạo HV là đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tổ chức thực hiện:

Một là, xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức đội ngũ nhân lực tại Viện. Kế hoạch bao gồm nội dung chương trình cần thực hiện, thời gian và địa điểm tổ chức, người điều phối, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian hoàn thành và kết quả cần đạt được. Thành viên xây dựng kế hoạch và CBQL phải là những người am hiểu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đào tạo và đổi mới hoạt động đào tạo. Họ là bộ phận kết nối thông tin và cung cấp thông tin đến tập thể cán bộ, viên chức tại Viện.

Hai là, xác định tài lực, nhân lực và các điều kiện đảm bảo hiện thực hóa kế hoạch. CBQL phải hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động đào tạo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới hoạt động đào tạo, tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với trình độ chuyên môn cũng như kĩ năng của người phụ trách công việc.

Ba là, tiến hành tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hội thảo khoa học theo định kì. Đây là bước quan trọng để đội ngũ CBQL, GV và chuyên viên tiếp cận các

thông tin, trao đổi kinh nghiệm thực tế về đổi mới hoạt động đào tạo, từ đó thay đổi nhận thức và băt đầu hành động.

Bốn là, xây dựng hệ thống báo cáo kết quả các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo qua mạng nội bộ theo định kì (6 tháng/1 lần) để đánh giá hiệu quả của các hoạt động và xác định cá nhân, bộ phận có thành tích trong quá trình thực hiện.

Năm là, xây dựng tiêu chí khen thưởng rõ ràng, cụ thể và thực hiện chính sách khen thưởng công khai, phù hợp với cá nhân và bộ phận có thành tích. Phương pháp khen thưởng là hình thức công nhận sự phấn đấu của đội ngũ nhân lực tại Viện, tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng nỗ lực trong công tác đổi mới đào tạo.

3.3.2. Biện pháp 2: Đổi mới chương trình đào tạo gắn với nhu cầu người học a. Mục đích của biện pháp

Theo xu thế phát triển kinh tế chính trị hiện nay, thị trường lao động biến động thường xuyên. Việc cập nhật nội dung chương trình đào tạo, điều chỉnh hoặc xây dựng mới để đáp ưng nhu cầu thực tiễn là cần thiết và hết sức quan trọng. Hoàn thiện mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, phương thức đào tạo hiện đại, gắn với nhu cầu người học là phương pháp thiết thực tiếp cận nhà tuyển dụng, mở rộng thị trường đào tạo, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Viện YTCCTPHCM. Đây chính là một trong những chiến lược tồn tại và phát triển thích hợp với xu hướng phát triển kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung:

Nội dung chương trình đào tạo từng khóa học phải hướng tới sản phẩm đầu ra, cụ thể là học viên. Sau khi hoàn thành khóa học, năng lực người học phải đáp ứng được công việc đang phụ trách, hiệu quả cao hơn và là cơ sở phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Tổ chức thực hiện

Một là, xây dựng kênh khảo sát nhu cầu đào tạo theo vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực y tế công cộng, quản lí y tế bằng nhiều hình thức như: lượng giá cuối khóa học, gửi bảng khảo sát về các đơn vị tuyến dưới, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng; kênh khảo sát trực tuyến thông qua mạng nội bộ và kênh hỗ trợ HV sau khi kết thúc khóa học, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện. Để đạt hiệu quả, bộ phận phụ trách cần nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế, nhân lực của Chính phủ và bộ, ngành liên quan.

Hai là, xác định mục tiêu đào tạo HV gắn với công việc thực tiễn, kết hợp ứng dụng kĩ năng mềm với nhiệm vụ chuyên môn để hoàn thành chức trách nhiệm vụ.

Ba là, phân loại HV và căn cứ dữ kiện khảo sát, tiếp đến là xây dựng chuẩn đầu ra, từ đó, phát triển nội dung CTĐT mới song song với việc điều chỉnh nội dung CTĐT hiện hành. Để điều chỉnh nội dung chương trình cũ, Viện cần tiến hành ưu tiên các chương trình đang hiện hành, động thái này xác định được tính hiệu quả của chương trình đào tạo so với thực tiễn, giúp công tác điều chỉnh mang lại hiệu quả cao hơn.

Bốn là, cân đối kiến thức chung với kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường ứng dụng kiến thức thực tế cho từng chương trình đào tạo; bổ sung các chuyên đề đào tạo kĩ năng như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thương thuyết, kĩ năng lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ, kĩ năng quản lí thời gian và kĩ năng giao tiếp.

3.3.3. Biện pháp 3: Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên phù hợp với chiến lược chung tại Viện

a. Mục đích của biện pháp

Học viên được xem là yếu tố trung tâm của hoạt động dạy – học và GV được xem là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất, tác động đến kết quả đầu ra của cả quá trình. Chất lượng GV ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và đổi mới hoạt động đào tạo không thể đạt hiệu quả khi thiếu đội ngũ GV có năng lực chuyên môn phù hợp. Mục đích của biện pháp là tăng cường số lượng GV có trình độ chuyên môn phù hợp với từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả quản lí đội ngũ nhân lực nói chung và GV nói riêng, nhằm phục vụ hiệu quả công tác tại Viện.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung:

- Hoàn thiện quy chế hoạt động đào tạo tại Viện YTCCTPHCM.

- Có cơ chế thu hút nhân sự, chế độ đãi ngộ hợp lí tạo động lực làm việc. - Quy hoạch phát triển đội ngũ GV có trình độ chuyên môn nghề nghiệp phù hợp với cơ cấu và chiến lược phát triển tại Viện.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng đội ngũ GV theo vị trí việc làm.

- Tăng cường liên kết với các trường đại học, các bộ ngành để thu hút GV thỉnh giảng có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế đến tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Viện.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV, tăng cường kĩ năng xây dựng đề kiểm tra, đánh giá kết quả HV.

- Tạo điều kiện cho GV tham gia nhiều hình thức học tập tự nâng cao trình độ. - Nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy.

Tổ chức thực hiện

Một là, hoàn thiện quy chế hoạt động đào tạo tại Viện bằng cách bổ sung một số tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học về hoạt động đào tạo và ý thức chấp hành nội quy đứng lớp; tiêu chí tuyển dụng, tiêu chí khen thưởng, cơ hội học tập cho GV cơ hữu, mức tiền giảng phù hợp cho GV cơ hữu và thỉnh giảng. Các quy định phân cấp quản lí công tác giảng dạy và học tập rõ ràng, cụ thể hơn giữa TTĐTBD và các khoa/phòng chuyên môn, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện.

Hai là, thống kê số lượng GV theo hồ sơ lưu trữ, tiếp theo tiến hành khảo sát các khoa/phòng chuyên môn theo ba nội dung: cơ cấu nhân sự tại khoa/phòng có đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ hiện tại; nhu cầu tuyển dụng bổ sung theo vị trí việc làm; số lượng nhân sự muốn tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sự pham. Căn cứ số liệu khảo sát và số liệu thống kê, xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng và có trình độ chuyên môn cao theo từng giai đoạn cụ thể.

Ba là, xây dựng kế hoạch tập trung phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu tại chỗ theo mức ưu tiên, khuyến khích và ưu tiên duyệt kinh phí đề tài cấp cơ sở nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo, tiếp đến là tuyển dụng bổ sung đội ngũ GV theo vị trí việc làm thông qua hình thức thi tuyển dựa cào quy đinh pháp luật và tiêu chí tuyển dụng do Viện xây dựng.

Bốn là, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo định kì tùy vào nội dung. Cụ thể, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại Viện, nhấn mạnh nội dung về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo tại viện y tế công cộng thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 89)