- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ:
1.2.3.1. Các nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế
Trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập vào WTO, hòa nhập vào xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thì mơi trường kinh tế ở trong và cả ngoài nước đều là những nhân tố có tác động tới sự phát triển của dịch vụ NHBL. Khi nền kinh tế ổn định, tốc độ phát triển hàng năm cao, kéo theo đó là thu nhập và mức sống của dân cư được cải thiện, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như thanh toán, gửi tiền, vay vốn để sản xuất kinh
doanh cũng gia tăng theo. Đây là môi trường thuận lợi, các ngân hàng cần biết tận dụng thời cơ phát triển dịch vụ NHBL, mở rộng đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thối, mất ổn định, lạm phát, khủng hoảng gia tăng, các nhu cầu chi tiêu, gửi tiền tiết kiệm của dân cư ít đi; hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, khơng tiêu thụ được hàng hóa, khơng có khả năng trả lãi ngân hàng nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng giảm sút. Từ đó sẽ hạn chế việc phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng.
Mơi trường chính trị pháp luật
Hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng. Điều này không chỉ đảm bảo an tồn cho hoạt động ngân hàng, mà cịn tạo sự tin tưởng cho khách hàng đến thực hiện giao dịch. Do Việt Nam đã hội nhập, tham gia vào WTO, để hịa mình vào với thế giới, mở rộng mạng lưới chi nhánh, các ngân hàng cần nắm rõ luật pháp quốc tế để không bị chèn ép, bị kiện tụng. Nếu hệ thống các văn bản, quyết định, quy định đầy đủ, chặt chẽ, không rườm rà và chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng.
Mơi trường văn hóa - xã hội
Những yếu tố của mơi trường văn hóa - xã hội như lối sống, thói quen, tập qn, thị hiếu,... có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc đưa sử dụng dịch vụ NHBL của người dân. Thông thường nơi nào tập trung nhiều người có trình độ, thu nhập cao thì chắc chắn nhu cầu sử dụng dịch vụ NHBL càng nhiều.
Hiện nay ngân hàng ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ kỹ thuật hiện đại vào dịch vụ ngân hàng, trình độ dân trí, hiểu biết của dân cư càng cao thì việc sử dụng các dịch vụ càng đơn giản, thuận tiện, cắt giảm được chi phí về nhân cơng, thời gian dành cho việc hướng dẫn sử dụng.
Ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều ngành, lĩnh vực phát triển với quy mơ tồn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Nếu nhu trước đây, khi muốn thực hiện một giao dịch nào đó, khách hàng phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng, nhưng bây giờ với sự phát triển của công nghệ, các dịch vụ NHBL như: home banking, phone banking, internet banking,... giúp mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, khách hàng có thể tiếp cận với các thơng tin, dịch vụ của ngân hàng từ nhà mà không mất công đi lại.
Với sự phát triển của công nghệ, việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ cơng. Từ đó, khơng những làm tăng cường độ chính xác trong xử lý giao dịch, giảm chi phí tra sốt đối chiếu mà cịn giúp ngân hàng có điều kiện tập trung vào cơng tác chăm sóc khách hàng và giảm chi phí nhân cơng.
Nhu cầu của khách hàng
Khách hàng là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Việc hiểu được khách hàng muốn gì và làm thế nào để phát triển dịch vụ NHBL nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu chiến lược của bất kỳ ngân hàng nào. Do vậy, các quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ đều phải dựa trên nhu cầu của khách hàng và xu hướng của khách hàng. Khi một sản phẩm mới được đưa ra thị trường phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu khách hàng thì việc phát triển sản phẩm mới đó nhất định sẽ thành cơng.
Đối thủ cạnh tranh
Những hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động của Ngân hàng, nhất là khi các Ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm, cùng hướng vào một đối tượng khách hàng mục tiêu trên cùng địa bàn hoạt động. Thị trường ngân hàng càng sôi động, sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng càng trở nên gay gắt. Kết quả là ngân hàng càng ngày càng chi nhiều tiền cho các hoạt động nghiên cứu cấu trúc thị truờng và hành vi của các ngân hàng trên thị truờng, nghiên cứu hành vi cụ thể của từng đối thủ cạnh tranh (đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn..) nhằm có thể chủ động đua ra một chiến luợc cạnh tranh năng động và hiệu quả.