Dịch vụ thanh toán trong nước

Một phần của tài liệu 1088 phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 52)

28 38 19.4 01 46 23.011 36 2Lợi nhuận trước thuế114,8 235,

2.2.1.1 Dịch vụ thanh toán trong nước

a. Dịch vụ cung cấp đa dạng

Để đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng, BIDV Hà Thành sử dụng các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng:

- Thanh toán séc:

Với ưu thế mạng lưới giao dịch lớn và quy định phát hành séc dành cho KHCN được mở rộng nên số lượng khách hàng sử dụng ngày càng tăng lên đồng thời giá trị giao dịch tăng lên nhanh chóng. Năm 2011, số lượng séc chuyển tiền tăng 77,13%, séc lĩnh tiền mặt là 99,72% với năm 2010, năm 2012 số lượng séc chuyển khoản tăng 108,71 %, tăng 106,38% đối với séc rút tiền mặt đã thể hiện tiềm năng phát triển lớn của hình thức thanh tốn bằng séc.

-Thanh tốn ủy nhiệm chi:

Ủy nhiệm chi là phương tiện thanh toán chủ đạo tại BIDV Hà Thành chiếm tỷ trọng hơn 70% tổng giá trị giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Với lợi thế là các khâu giao dịch đều diễn ra trong hệ thống ngân hàng nên những ứng dụng công nghệ tin học được đưa vào sử dụng phổ biến và một số lượng lơn ủy nhiệm chi được xử lý hồn tồn tự động. Bên cạnh đó, với việc mở kênh thanh toán song phương với các ngân hàng lớn như: Agribank, Vietinbank, Techcombank, Citibank ... nên thời gian chuyển tiền tới ngân hàng này cũng nhanh như chuyển tiền trong hệ thống nên lượng khách hàng sử dụng là tương đối nhiều. Hơn thế nữa, với việc tận dụng được lợi thế về mạng lưới rộng khắp của BIDV cùng với quy trình chuyển tiền đơn giản nên thanh toán bằng ủy nhiệm chi đang được khách hàng rất ưa chuộng.

- Thanh toán bằng ủy nhiệm thu:

Hình thức thanh tốn ủy nhiệm thu tại BIDV Hà Thành thường chỉ áp dụng với các dịch vụ trả tiền điện, nước, điện thoại... nên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này ít, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức thanh tốn này đang có xu hướng tăng lên do khách hàng đã thấy được những tiện tích của mình trong thanh tốn ủy nhiệm thu đồng thời với hình thức này, khách hàng giảm bớt được khâu lập ủy nhiệm chi trong thanh toán.

- Thanh toán bù trừ trên địa bàn:

Đây là hình thức thanh tốn truyền thống và là một kênh thanh tốn khơng thể thiếu đối với mỗi ngân hàng. BIDV Hà Thành hiện nay tham gia thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn tại phiên giao dịch lúc 3h chiều hàng ngày do Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội làm đầu mối thơng qua hình thức truyền file giữ liệu đến NHNN và chuyển chứng từ giấy đến các ngân hàng thành viên. Kênh thanh

tốn này khơng chỉ phục vụ nhu cầu thanh tốn của khách hàng mà còn phục vụ cho các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV có nhu cầu chuyển tiền đến các NHTM trên địa bàn Hà Nội. Đây cũng chính là cách thức mở rộng khả năng thanh toán của các chi nhánh BIDV, đáp ứng nhu cầu thanh toán khác địa bàn của khách hàng. Đồng thời phục vụ cả nhu cầu của các ngân hàng khác chưa thể tự tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn thông qua lệnh chuyển tiền từ tài khoản của họ tại BIDV Hà Thành.

Bên cạnh các sản phẩm thanh toán truyền thống, BIDV Hà Thành đã mở rộng thêm kênh thanh toán mới như:

- Thanh toán điện tử liên ngân hàng và dịch vụ liên hàng mở rộng:

Tháng 5/2002 NHNN Việt Nam đã chính thức triển khai hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng - một phần trong dự án “hiện đại hóa ngân hàng” do World Bank tài trợ. Qua 10 năm hoạt động chính thức, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã hoạt động ổn định và ngày cảng phát huy hiệu quả. Đến nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã kết nối được tất cả NHNN chi nhánh 63 tình, thành trong cả nước với công suất thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch/ngày.

Vận dụng th ế mạnh về mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc của BIDV, BIDV Hà Thành đã cung cấp dịch vụ thanh toán liên hàng mở rộng dành cho đối tượng là các tổ chức tín dụng khác trên địa b àn Hà Nội. Chi nhánh thuộc các ngân hàng khác trên địa b àn Hà Nội có thể thơng qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đẩy lệnh chuyển tiền đến cho BIDV Hà Thành.

Dịch vụ thanh toán liên hàng mở rộng ra đời không những đem lại nguồn thu không nhỏ cho BIDV Hà Thành trong tổng thu dịch vụ thanh tốn mà cịn hỗ trợ các tổ chức tín dụng khác trong việc nâng cao khả năng thanh toán phục vụ nhu cầu KH.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây, hình thức thanh tốn này có xu hướng giảm sút do các NHTM đã thực hiện mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình trên khắp các tỉnh thành, vì vậy kênh thanh tốn này ít phát huy hiệu quả hơn trước đây.

- Thanh toán song phương:

Là một thành viên của BIDV, BIDV Hà Thành hiện nay cũng tham gia mạng thanh toán song phương do BIDV thiết lập. Neu như trước đây BIDV Hà Thành chỉ tham gia mạng thanh toán song phương với hai ngân hàng là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Cơng thương Việt Nam thì từ năm 2012 mạng thanh toán song phương đã được kết nối mở rộng với Citibank, Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín và gần đây nhất (tháng 7/2009) là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Đây cũng là một kênh thanh toán hữu hiệu của BIDV Hà Thành với khối lượng điện hàng ngày là tương đối lớn: với khoảng 726 điện đi tương ứng với doanh số 423 tỷ đồng và 955 điện đến tương ứng với doanh số gần 215 tỷ đồng .

b. Về chất lượng dịch vụ thanh tốn

Chính nhờ sự đa dạng trong cung cấp các loại hình dịch vụ thanh tốn trong nước cho khách hàng cá nhân nên BIDV Hà Thành đã đạt được doanh số thanh toán khá cao.

Biểu đồ 2.4: Doanh số dịch vụ thanh toán trong nước của khách hàng cá nhân

Đơn vị: Triệu đồng

“Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009-2012 ”

Đạt được doanh số chuyển tiền cao như vậy là nhờ trong suốt thời gian qua, BIDV Hà Thành không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm thiểu thời gian chờ đợi mang lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng.

BIDV VCB Techcombank

Phí nộp tiền trong hệ thống cùng tỉnh, TP

- Miễn phí - Miễn phí - Miễn phí

Phí chuyển tiền trong hệ thống khác,tỉnh TP 0,01%0,05%tối thiểu 10.000đ 0.01% tối thiểu 10.000đ 9.000đ/giao dịch Phí nộp tiền ngồi hệ thống, khác tỉnh, TP -0,04-0,07% tối thiểu 20.000đ. -0,05% tốT - 0,05% tối thiểu 20.000đ.

“ Nguồn: Trang web của BID V, VCB, Techcombank”

c. Về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân tăng hàng năm

Đơn vị: người.

—CIF hàng năm

Số TKTT

“ Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán trong nước năm 2009-2012 ”

Số lượng KHCN có thơng tin tại BIDV Hà Thành (CIF) không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tương đối nhanh. Năm 2010 là 20,96 % so với năm 2009 và năm 2011 tăng 19,46% , năm 2012 tăng 26,14% so với năm 2011 thể hiện tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng tăng tương đối đồng đều. Song so với số lượng khách hàng có thơng tin giao dịch tại chi nhánh hàng năm th ì số lượng tăng lên của tài kho ản thanh toán là tương đối thấp. Số lượng CIF tăng năm 2010 là 6.108 khách hàng, năm 2011 là 6.859 khách hàng, năm 2012 là 11.010 khách hàng thì số lượng tài khoản tăng lên tương ứng là 4747 khách hàng , 3801 khách hàng và 4.054 khách hàng.

Từ đó chứng tỏ vẫn cịn một số lượng lớn khách hàng giao dịch tại BIDV Hà Thành nhưng chưa mở tài khoản thanh toán, sử dụng dịch vụ thanh toán tại BIDV Hà Thành. Thể hiện công tác tiếp thị, giới thiệu dịch vụ thanh toán của CN chưa thực sự tốt, khách hàng chưa tin tưởng lựa chọn sản phẩm ngân hàng đang cung cấp đồng thời cũng thể hiện việc bán chéo sản phẩm phi tín dụng chưa được quan tâm đúng mức.

d. Về thu từ dịch vụ thanh toán

Biểu đồ 2.6: Thu nhập từ dịch vụ thanh toán của khách hàng cá nhân

Đơn vị: tỷ đồng

:;;;;;;;;;;Nam 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

“ Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động thanh toán trong nước năm 2009-2012 ”

Trong cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV Hà Thành, thì một nguyên nhân làm thu nhập từ dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu là do phí thu được từ chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống BIDV. Năm 2010 doanh thu từ phí dịch vụ tăng 21,05% so với năm 2009 , năm 2011 tăng 24,64% so với năm 2010, năm 2012 tăng 24,42% so với cùng kỳ năm ngối. So sánh mức thu phí dịch vụ của BIDV và các NH khác:

Bảng 2.6: Phí dịch vụ nộp tiền và chuyển tiền ngân hàng BIDV, VCB, Techcombank.

n số n Doanh số TTQT (triệu USD) 1.88 255 2.79 394 4.01 756 5.55 1.024 Phí dịch vụ TTQT(triệu đồng) 1.97’7 2.345 3.415 5.033

Trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, việc duy trì mức phí giao dịch cao như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý sử dụng dịch vụ của KH, đồng thời sẽ làm tăng chi phí khi giao dịch của khách hàng đó sẽ là một nhân tố làm giảm lượng khách hàng giao dịch tại ngân hàng.

Nhưng một thực tế rằng, trong suốt những năm vừa qua, khi sự phát triển của nền kinh tế ngày càng cao, thu nhập của người dân được cải thiện cùng với sự đang dạng trong hình thức cung cấp dịch vụ BIDV Hà Thành và xuất phát từ mục đích sử dụng dịch vụ của các KHCN quan tâm chủ yếu tới thời gian giao dịch cũng như tốc độ xử lý giao dịch đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của dịch vụ thanh tốn của KHCN tại BIDV Hà Thành. Chính những nhân tố này đã thúc đẩy tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ thanh toán của khách hàng trong những năm qua trong những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu 1088 phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w