TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 137 - 141)

- Các cơ quan báo chí, truyền thông:

TÓM TẮT CHƯƠNG

117

2020 và mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ về CSTT giai đoạn hiện nay) và những vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện CSTT.

118

KẾT LUẬN

CSTT là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua việc sử dụng các công cụ mà cụ thể là các công cụ gián tiếp bao gồm dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, CSTT hướng tới mục tiêu là ổn định giá trị đồng tiền, kiếm soát lạm phát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm. Điều đó thể hiện vai trò rất quan trọng của nhóm các công cụ này trong việc điểu tiết nền kinh tế ở từng giai đoạn cụ thể. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả điều hành CSTT qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp từ đó có những giải pháp để hoàn thiện các công cụ này có ý nghĩa thực tiễn tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Với kết cấu gồm 3 chương, 119 trang, 13 bảng biểu, 6 sơ đồ và 4 phụ lục, luận văn “Đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản về điều hành CSTT và thực tiễn điều hành CSTT qua việc sử dụng nhóm công cụ gián tiếp của NHNN Việt Nam trong thời gian từ năm 1990 đến tháng 6 năm 2012. Luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về NHTW, về CSTT, các công cụ CSTT nói chung và nhóm công cụ gián tiếp nói riêng. Từ những lý thuyết này, đề cập đến tính hiệu quả trong điều hành CSTT của một NHTW thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp.

Thứ hai, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng điều hành CSTT của NHNN Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới cho đến nay. Trong đó, nêu lên bối cảnh từng giai đoạn của nền kinh tế và việc vận dụng các công cụ CSTT, đặc biệt là công cụ gián tiếp của NHNN. Thông qua việc đánh giá thực trạng quá trình vận dụng các công cụ gián tiếp, tổng kết những thành tựu đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại cần được giải quyết và nguyên nhân của những tồn tại này.

119

Thứ ba, từ thực tiễn quá trình điều hành CSTT của NHNN và từ việc đánh giá về thành công cũng như những hạn chế trong việc vận dụng nhóm các công cụ gián tiếp từ khi triển khai đến nay; cùng với mục tiêu phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ về CSTT giai đoạn hiện nay, luận văn đã rút ra những vấn đề nổi bật cần nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện CSTT quốc gia. Bên cạnh các giải pháp chủ yếu là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và đảm bảo tính hiệu lực trong việc sử dụng các công cụ của CSTT.

Do kiến thức cùng với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn mới chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất của việc sử dụng các công cụ CSTT gián tiếp của NHNN. Vì vậy, không thể tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Mai Thanh Quế và sự động viên khuyến khích từ gia đình.

120

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w