Hiệu quả đối với thị trường a Công cụ dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

e. Tái cấp vốn

2.3.2.1. Hiệu quả đối với thị trường a Công cụ dự trữ bắt buộc

a. Công cụ dự trữ bắt buộc

Bản chất đây là công cụ còn thiếu tính linh hoạt, mỗi sự điều chỉnh tăng hay giảm tỷ lệ DTBB của NHNN đều gây phản ứng cho thị trường. Hiện nay, trong phương pháp quản lý dự trữ, NHNN đang áp dụng phương pháp tính riêng kỳ tính toán/ kỳ xác định và kỳ duy trì DTBB. Theo đó, kỳ xác định là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng; kỳ duy trì là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng. Điều này có nghĩa là thời kỳ xác định và thời kỳ duy trì nối tiếp nhau với độ dài thời gian là một tháng. Cách quản lý này ảnh hưởng đến hiệu quả của công cụ DTBB trong một chừng mực nào đó, cụ thể:

Phương pháp quản lý DTBB hiện nay của NHNN giúp các TCTD có tính chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ bởi ở thời điểm đầu kỳ họ đã biết được mức DTBB phải thực hiện trong kỳ. Vì thế, số dư tiền gửi để tính DTBB biến động không ngừng, lãi suất ngắn hạn có thể biến động lớn, gây bất ổn định cho thị trường tiền tệ. Kết quả là công cụ DTBB không thể kiểm soát được khả năng cho vay của các TCTD.

78

b. Công cụ tái cấp vốn

Đến nay, hoạt động TCV chủ yếu mới được thực hiện với các NHTM Nhà nước. Hiệu lực tác động của công cụ này còn chưa cao, chưa có tác dụng kích thích nhu cầu tiền tệ của các TCTD và tác động tới lãi suất thị trường. Lãi suất TCV mới chỉ điều chỉnh nhằm phù hợp với lãi suất thị trường, chưa phát huy được tính điều chỉnh và định hướng thị trường. Vì vậy qua công cụ này, NHNN chưa đạt được đến mục đích hướng dẫn các hành vi của thị trường theo chiều hướng mong muốn của mình.

c. Nghiệp vụ thị trường mở

Thứ nhất, mặc dù nghiệp vụ TTM được coi là công cụ hữu hiệu trong điều hành CSTT của NHNN song tác động của TTM đến thị trường tiền tệ còn hạn chế. TTM chủ yếu phát huy vai trò điều tiết vốn khả dụng của các TCTD hơn là điều tiết lãi suất thị trường. Mối quan hệ giữa lãi suất TTM và lãi suất thị trường chưa thật chặt chẽ, đôi khi lãi suất TTM chưa phản ánh đúng quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường. Ngoài ra, về nguyên tắc thì lãi suất TTM phải được điều chỉnh linh hoạt gắn với lãi suất TCV, lãi suất tái chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường nhưng tại một số thời điểm hay trong một số phiên giao dịch, để can thiệp đến lãi suất thị trường, NHNN phải áp dụng lãi suất chỉ đạo mang tính hành chính. Đó là việc NHNN thực hiện đấu thầu khối lượng với lãi suất công bố, điều này đã làm hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh của các TCTD.

Thứ hai, các GTCG được sử dụng trong các giao dịch trên TTM chưa đa dạng bởi vì trong khi đối tượng GTCG là thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi đã được sử dụng khá phổ biến ở các nước thì ở Việt Nam chưa được sử dụng. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch cũng mới chỉ tập trung chủ yếu ở các NHTM Nhà nước vì đây là nhóm TCTD nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ - loại GTCG có tính thanh khoản cao và phù hợp với quy định của NHNN.

Thứ ba, quy mô hoạt động của nghiệp vụ TTM còn nhỏ. Vì hoạt động nghiệp vụ TTM không mang tính bắt buộc nên số lượng thành viên tham gia thị trường mỗi phiên còn khiêm tốn, đối tượng tham gia chủ yếu là các TCTD có quy mô lớn với

79

ưu thế về điều kiện giao dịch. Do đó, NHNN còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng qua kênh này.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w