- Cần hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường tiền tệ:
c. Phối hợp chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác
3.2.2.4. Phối hợp đồng bộ cáccông cụ gián tiếp
Bên cạnh các giải pháp đối với từng công cụ gián tiếp, trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế của từng công cụ, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và mục tiêu điều tiết trong từng thời kỳ, trong quá trình điều hành CSTT, NHNN không chỉ cần xác định sẽ sử dụng công cụ nào mà còn phải lựa chọn được cách thức sử dụng kết hợp linh hoạt nhóm các công cụ này với nhau ra sao.
Sơ đồ 3.3: Quy trình tác động của chính sách tiền tệ
NHTW
DTBB Tái cấp vốn Nghiệp vụ
TTM
Dự trữ ngân hàng Lãi suất qua đêm
Nguồn: TS. Tô Kim Ngọc, TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa (2008), Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam [9, tr.48]
Sơ đồ 3.3 mô tả một cách tổng quan chương trình điều hành CSTT của một NHTW, trong đó thể hiện hệ thống điều hành CSTT bao gồm nhiều loại công cụ khác nhau. Đối với NHNN, để đạt được mục tiêu điều tiết trong từng thời kỳ, điều
109
kiện cần là phải lựa chọn sử dụng công cụ nào, mức độ áp dụng ra sao và điều kiện đủ là có sự phối hợp giữa các công cụ để tiến tới mục tiêu đã định.
Sự phối hợp giữa các công cụ trong điều hành CSTT nghĩa là việc NHNN phải tìm ra được phương án sử dụng linh hoạt các công cụ sao cho đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Khi phối hợp nhóm các công cụ này, các nguyên tắc cần phải tuân thủ bao gồm:
• Tạo ra hiệu lực cao: các công cụ khi kết hợp với nhau phải hướng đến cùng một mục tiêu, có tác động dẫn dẵn và điều chỉnh các hành vi của các đối
tượng chịu
điều chỉnh với kết quả tốt nhất.
• Tạo ra tính đồng bộ: các công cụ tác động vào mục tiêu phải cùng chiều với nhau, không mâu thuẫn hay triệu tiêu nhau.
• Có sự phù hợp với các điều kiện của thị trường: căn cứ vào trình độ phát triển cũng như điều kiện thực tế của thị trường, NHNN lựa chọn sử dụng các công
cụ phải có sự linh hoạt và phù hợp; tránh việc áp dụng một cách rập khuôn hay
cứng nhắc gây tác động tiêu cực tới thị trường.
Việc phối hợp đồng bộ các công cụ gián tiếp (DTBB, TCV và nghiệp vụ TTM) hướng vào mục tiêu kiểm soát khối lượng tiền M2 nhằm tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở lạm phát được kiểm soát. Đây là phương án phối hợp nhằm có được sự ổn định trên cơ sở khối lượng tiền phù hợp với các yêu cầu đòi hỏi. NHNN làm tăng hay giảm khối lượng tiền để tác động vào đầu tư, sản lượng và các mục tiêu xây dựng khác bằng cách sử dụng đồng thời các công cụ trên theo nguyên tắc cùng chiều hoặc ngược lại.