c. Nghiệp vụ thị trường mở
1.3.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua
quan không tránh khỏi như nhận thức, phương pháp, hay sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai...
1.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ
thông qua
việc sử dụng các công cụ gián tiếp
1.3.2.1. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ qua việc sử dụng công cụtrực trực
tiếp và công cụ gián tiếp
Qua việc lựa chọn sử dụng nhóm công cụ trực tiếp hay gián tiếp mà công tác điều hành CSTT của NHTW đạt được kết quả nhanh hay chậm, tính linh hoạt và hiệu quả đạt được ra sao.
Khi sử dụng công cụ trực tiếp, NHTW không nhất thiết phải chọn mục tiêu hoạt động, nhóm công cụ này tác động ngay và trực tiếp đến khối lượng tiền cung ứng và mức lãi suất thị trường.
Đối với công cụ gián tiếp, đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào các mục tiêu hoạt động của CSTT như lãi suất thị trường liên ngân hàng, dự trữ ngân hàng... và thông qua cơ chế thị trường mà tác động này truyền tới các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. Vì vậy, trong quá trình điều hành CSTT, nếu NHTW thấy có những điểm không phù hợp, có thể điều chỉnh mục tiêu hoạt động nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Việc điều chỉnh linh hoạt mục tiêu hoạt động để hướng đến việc đạt được hiệu quả điều hành CSTT một cách cao nhất chính là nét khác biệt của việc sử dụng công cụ gián tiếp so với sử dụng công cụ trực tiếp.
1.3.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thôngqua qua
28
Hệ thống mục tiêu của CSTT, như trên đã đề cập, bao gồm các mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động.
Tuy vậy, tùy từng giai đoạn cụ thể và với mỗi mô hình tổ chức, định hướng quản lý vĩ mô khác nhau mà các mục tiêu này có cơ cấu và mức độ ưu tiên khác nhau. Việc đánh giá hiệu quả của CSTT cần dựa trên mức độ ưu tiên đó để đo lường. Hiệu quả ấy, ngoài ra, cũng cần được tham chiếu trong hệ tiêu chuẩn về thời gian và chất lượng hoàn thành (xem Hình 1.2).
Thời gian Thực tế ----ịl - _ I Mhc tiêu Chất lượng Nguồn: Tổng hợp [8]
Hình 1.2: Mức độ ưu tiên trong hệ thống mục tiêu của CSTT
- Xác định thông số tham chiếu:
Thông số tham chiếu là các dấu hiệu (định tính) hoặc giá trị (định lượng) được gắn với quá trình xây dựng và thực hiện CSTT. Nói cách khác, đây là các thông số tiêu chuẩn được định ra cho mỗi mục tiêu cụ thể trong hệ thống mục tiêu CSTT. Việc xác định chính xác các thông số đo lường là yêu cầu cơ bản để tiến hành đánh giá hiệu quả CSTT. Theo đó, cần xác định:
• Mức độ trọng yếu (mức độ ưu tiên) của từng mục tiêu:
Với mỗi giai đoạn khác nhau, do đặc thù về quản lý vĩ mô, CSTT được hướng tới một hoặc một số mục tiêu trọng yếu trong hệ thống các mục tiêu cơ bản. Sự thành công về các mục tiêu trọng yếu sẽ phản ánh sức mạnh và độ hữu dụng mà công cụ này mang lại.
Tài sản Có Tài sản Nợ
29
Tuy nhiên, quản lý vĩ mô là một bài toán tổng thể mà theo đó không thể tránh khỏi sự “đánh đổi” giữa các mục tiêu. Do vậy, đạt được mục tiêu trọng yếu được đặt trong mối quan hệ hài hòa với các mục tiêu thứ yếu khác được coi là kết quả tốt nhất của một CSTT. Ở khía cạnh này, khái niệm “hiệu quả” chỉ mang tính tương đối (định tính).
• Dấu hiệu (định tính) hoặc giá trị (định lượng) tham chiếu:
Các mục tiêu được phân loại thành hai nhóm là nhóm định tính và nhóm định lượng, nhằm cụ thể hóa kết quả cũng như phương thức triển khai, giám sát quá trình thực thi CSTT.
Theo đó, nhóm định tính được đặc tả bằng những dấu hiệu nhận biết sự chuyển hướng tích cực của các mục tiêu (ví dụ: sức mua tăng lên của xã hội cho thấy ảnh hưởng tích cực của CSTT đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã khiến thu nhập người dân tăng lên; hoặc bởi mục tiêu giảm lạm phát đã phát huy hiệu quả khiến tiêu dùng được kích thích).
Nhóm định lượng là các thông số cụ thể nhất, được tính toán trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế. Đây cũng là nhóm bằng chứng trực quan nhất để đánh giá nhanh mức độ hiệu quả (bao gồm cả vận hành đúng hướng) của CSTT. Tuy nhiên, do đặc điểm lượng hóa, nhóm này chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố chủ quan (năng lực và khả năng nhận thức của con người; công cụ vận dụng...) trong quá trình xây dựng mục tiêu. Do đó, để đánh giá hiệu quả CSTT, cần đảm bảo các mục tiêu thiết kế là hợp lý và khả thi.
Ngoài ra, theo quan niệm của IMF, công cụ gián tiếp khi sử dụng sẽ làm thay đổi bảng cân đối tiền tệ của NHTW. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả điều hành CSTT thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp, cần phải xác định sự thay đổi của các thông số trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW.
30
- Tài sản nước ngoài ròng: • Dự trữ quốc tế chính thức
• Trừ: Nợ ngắn hạn với các ngân hàng nước ngoài và tín dụng từ IMF đã sử dụng
- Tài sản nội địa ròng:
• Tín dụng nội địa ròng (cho Chính phủ, cho NHTM, cho khu vực tư nhân) • Các khoản khác (ròng)
- Dự trữ tiền:
• Tiền mặt (tiền trong các NHTM, tiền trong
lưu thông)
• Tiền gửi của các NHTM • Các khoản tiền gửi khác - Vốn
Nguồn: Tổng hợp [14]
• Xác định phạm vi ảnh hưởng của các công cụ gián tiếp:
Sự thành công của CSTT được tạo nên từ hiệu quả tổng hợp của các công cụ, trong đó công cụ gián tiếp chỉ là một bộ phận cấu thành. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của công cụ này cần có sự độc lập và khách quan nhất định so với kết quả chung cuộc của CSTT.
Đo lường sự ảnh hưởng của công cụ gián tiếp cần được xem xét ở các khía cạnh sau:
• Bối cảnh áp dụng và mức độ tham gia:
Như trên đã đề cập, tính năng của một công cụ nói chung, công cụ gián tiếp nói riêng sẽ phát huy tối đa nếu được áp dụng đúng điều kiện vận hành. Trong trường hợp ngược lại, công cụ gián tiếp chỉ tham gia được một phần vào chuỗi tác động của các công cụ CSTT, hoặc những tính năng thiết kế bị giảm thiểu. Vì thế, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của công cụ cần được đánh giá tương xứng với mức độ tham gia vào quá trình thực thi CSTT.
31
• Mức độ và phạm vi ảnh hưởng:
Phản ánh ảnh hưởng của công cụ gián tiếp đối với các mục tiêu nhận tác động. Ảnh hưởng ấy càng lâu dài đối với càng nhiều mục tiêu thì mức độ và phạm vi ảnh hưởng của công cụ càng lớn.