c. Vấn đề thanh khoản của các NHTM, nhất là đối với một số NHTM nhỏ
2.3.3.7. Tình trạng đô la hóa nền kinh tế
Một nguyên nhân cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành CSTT của NHNN đó là tình trạng đô la hóa nền kinh tế tại Việt Nam hiện nay.
Trước tình hình thế giới thời gian qua có nhiều biến động, trong bối cảnh lạm phát gia tăng và sự mất giá của đồng nội tệ, với một nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam thì cùng với vàng, ngoại tệ (đồng USD) là sự lựa chọn tích trữ của người dân. Ở Việt Nam, tỷ lệ đô la hóa (được đo lường bằng tỷ lệ sử dụng đồng USD trong thanh toán hay tỷ lệ tổng tiền gửi bằng ngoại tệ so với tổng phương tiện thanh toán) hiện nay luôn ở mức trên 20%. Đây là mức lớn hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan (chỉ khoảng 7-10%) [14].
Tình trạng đô la hóa đã khiến một lượng vốn lớn của xã hội không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền. Không những thế, việc USD trở thành phương tiện thanh toán đã khiến cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên, gây áp lực lên lạm phát.
Quá trình đô la hóa nền kinh tế làm cho thị trường ngoại hối kém phát triển, làm giảm khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ (đồng nội tệ ngày càng mất giá) và trong dài hạn có những tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế bền vững do nó làm giảm chất lượng hoạch định và thực thi CSTT, bởi NHNN chỉ có thể tác động lên đồng nội tệ mà không thể tác động lên các đồng ngoại tệ khác. Hơn nữa, tình trạng đô la hóa dẫn đến nhu cầu nội tệ không ổn định khiến cho NHNN khó phán đoán được chính xác lượng tiền nội tệ cần cung ứng.
88
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng quá trình điều hành CSTT của NHNN Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới cho đến nay. Đây là khoảng thời gian đánh dấu thời kỳ nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt là từ năm 1990 trở đi với những sự cải cách mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng và việc xây dựng, điều hành CSTT của NHNN. Trong đó, nêu lên bối cảnh từng giai đoạn của nền kinh tế và việc vận dụng các công cụ CSTT, đặc biệt là nhóm công cụ gián tiếp của NHNN.
Thông qua việc đánh giá thực trạng quá trình vận dụng các công cụ gián tiếp của NHNN Việt Nam, tổng kết những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tôn tại cần được giải quyết và nguyên nhân của những tồn tại này. Từ đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành CSTT của NHNN trong thời gian tới.
89
CHƯƠNG 3