d. Mối quan hệ giữa các mục tiêu
1.2.4.1. Công cụ trực tiếp
Công cụ trực tiếp là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông (hoặc các mức lãi suất trung và dài hạn) nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Công cụ trực tiếp được áp dụng phổ biến ở các nước, đặc biệt trong giai đoạn định hướng điều tiết chặt chẽ các hoạt động tài chính, là hạn mức tín dụng. Đây là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các TCTD phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Công cụ Trực tiếp Gián tiếp
19
Công cụ này thường được sử dụng trong trường hợp nền kinh tế trong giai đoạn phát triển quá nóng, lạm phát cao, lượng tiền cung ứng cần được khống chế trực tiếp. Việc sử dụng hạn mức tín dụng giúp NHTW quản lý điều tiết được lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế khi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quả do thị trường tiền tệ chưa phát triển.
Do ưu điểm tác động trực tiếp vào cung tiền, hạn mức tín dụng là công cụ mạnh để NHTW nhanh chóng lấy lại được sự kiểm soát đối với những biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống NHTM và khống chế tức thì sự xấu đi của những diến biến có nguyên nhân xuất phát từ sự biến động ấy. Tuy vậy, hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao do nó thiếu tính linh hoạt và đôi khi đi ngược lại chiều hướng biến động của thị trường, dẫn tới việc lãi suất bị đẩy lên cao hoặc làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM. Bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của công cụ này là thiếu cơ sở trong việc xác định hạn mức tín dụng và nếu như có sự lỏng lẻo về chế tài trong công tác quản lý, điều hành thì hiệu quả không đạt như mong muốn.
Ngoài công cụ hạn mức tín dụng, NHTW còn có thể tác động lên các mục tiêu trung gian thông qua việc ấn định lãi suất hoặc tỷ giá.
- Ân định lãi suất:
Để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo một mức giới hạn nhất định, từ đó quản lý được mức cung tiền đối với nền kinh tế, NHTW sẽ đưa ra một khung lãi suất tiền gửi và cho vay.
Việc ấn định lãi suất như trên sẽ ảnh hưởng tới quy mô huy động và quy mô cho vay của các NHTM, từ đó ảnh hưởng tới quy mô tín dụng của nền kinh tế.
- Ân định tỷ giá:
Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình hình tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Do đó, nếu định hướng chính sách tỷ giá không phù hợp so với biến động của kinh tế sẽ dẫn đến kết quả là lượng cung tiền tăng đột biến, chi phí cho sản xuất trong nước tăng cao.
20