Kiện toàn thể chế tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 115 - 117)

Điều hành CSTT vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, do đó đòi hỏi những nhà làm chính sách và thực thi chính sách phải có kiến thức và kỹ năng nhất định. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN.

Thứ nhất, để nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN, cần phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ các kiến thức kinh tế vĩ mô cơ bản của nền kinh tế thị trường, lĩnh vực phân tích dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô. Đồng thời phải xây dựng được một chính sách thu hút nhân tài chất lượng cao trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ năng cao trong quá trình hoạch định và thực thi CSTT.

Thứ hai, NHNN cần xây dựng quy định về trách nhiệm trong điều hành CSTT, quy định rõ ràng hình thức và cơ chế công bố thông tin, đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin về điều hành CSTT.

Thứ ba, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo các diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính tiền tệ trong nước và thế giới để phục vụ cho quá trình điều hành CSTT của NHNN. Để thực hiện được điều đó, trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống thống kê của ngành ngân hàng, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ tin học vào hệ thống ngân hàng.

Thứ tư, tăng cường quan hệ và hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài.

c. Kiện toàn thể chế tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thichính sách tiền tệ chính sách tiền tệ

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý

Trên cơ sở thực tế áp dụng và các kết quả đạt được, cần phải thực hiện rà soát hệ thống khung pháp lý (cơ chế, chính sách) đối với hoạt động điều hành CSTT và khung pháp lý điều tiết hệ thống TCTD nham xem xét, đánh giá mức độ đồng

95

bộ, hiệu quả để có những điều chỉnh phù hợp. Việc quy định nới lỏng hay thắt chặt cần phải đi đôi với việc xây dựng và phát triển các tiêu chí an toàn, hệ thống giám sát hiệu quả và các chế tài xử lý khi vi phạm trong hoạt động của các TCTD.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát ngân hàng của NHNN

Vì hệ thống TCTD Việt Nam là mô hình kinh doanh phân ngành, gồm TCTD ngân hàng và TCTD phi ngân hàng thực hiện kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm... nên hệ thống giám sát tài chính cũng theo mô hình giám sát phân ngành [1, tr.16]. Trong đó, cơ quan giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng; tham mưu giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với TCTD, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. Cơ quan này thể hiện vai trò quan trọng trong điều tiết và giám sát của NHNN nhằm đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và an toàn của hệ thống TCTD.

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức giám sát tài chính Việt Nam hiện nay

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 19, tháng 10/2011 [1, tr.17]

Tuy nhiên, cấu trúc tổ chức của hệ thống thanh tra, giám sát của NHNN còn phân tán và thiếu tính liên kết trong khi mô hình hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hiện đại là mô hình tập trung. Do đó, cần thực hiện cải cách cách thức tổ chức

96

và cơ cấu bộ máy của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng. Có thể tách chức năng giám sát ngân hàng ra khỏi NHNN và chuyển chức năng này cho Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia theo mô hình 3.2 dưới đây [1, tr.20], nhưng việc làm này cần phải có lộ trình để thực hiện.

Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức giám sát tài chính Việt Nam trong tương lai

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 19, tháng 10/2011 [1, tr.21]

Vì vậy, trước khi có được một lộ trình cụ thể, cần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các TCTD. Hoạt động này không chỉ ở mức độ giám sát các hoạt động hiện tại của các TCTD mà còn phải phát hiện ra những hạn chế và chưa phù hợp của khung thể chế hiện hành với mức độ phát triển thực tế của hệ thống các TCTD. Bên cạnh đó, còn phải đưa ra được những cảnh báo để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro và bảo đảm an toàn hoạt động cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w