Cáccông cụ gián tiếp đã sử dụng trong điều hành chính

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 55)

e. Tái cấp vốn

2.2.1. Cáccông cụ gián tiếp đã sử dụng trong điều hành chính

sách tiền tệ của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo Luật NHNN thông qua ngày 16/6/2010, hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011, CSTT quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Trong đó, NHNN là cơ quan quyết định việc sử dụng công cụ để thực hiện mục tiêu CSTT.

41

tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Tuy nhiên, vào năm 2007 khi lạm phát bắt đầu tăng và tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008, NHNN đã có sự ưu tiên thực hiện các mục tiêu CSTT, cụ thể: đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và thực hiện điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Từ cuối năm 2008 đến năm 2009, khi khủng hoảng tại Mỹ ảnh hưởng lan rộng đến nền kinh tế thế giới và có nhiều diễn biến tiêu cực tác động đến Việt Nam, trước tốc độ tăng trưởng suy giảm khá mạnh, mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát được chuyển sang mục tiêu thực hiện các giải pháp kích cầu nền kinh tế, qua đó làm tăng cả tổng cung. Từ năm 2010 đến tháng 6/2012, trước áp lực lạm phát tăng trở lại, mục tiêu được hướng tới lúc này là kiềm chế và kiểm soát lạm phát.

Đến nay, có thể thấy NHNN đã điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền cung ứng hàng năm cơ bản phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô (mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá cả) thông qua việc đổi mới trong điều hành các công cụ CSTT, cụ thể là chuyển dần sang sử dụng các công cụ gián tiếp một cách linh hoạt và bước đầu có sự phối hợp sử dụng nhóm các công cụ này.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 55)