e. Tái cấp vốn
2.1.2. Giai đoạn những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ
Trước những thay đổi của nền kinh tế và thị trường, trước yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả điều tiết của CSTT, NHNN đã bước đầu thực thi CSTT một cách phù hợp với tình hình mới bằng cách giảm thiểu và loại bỏ dần các công cụ trực tiếp; tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng chủ yếu các công cụ gián tiếp bên cạnh việc sử dụng một cách linh hoạt công cụ lãi suất và tỷ giá.
Trong giai đoạn này, NHNN đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, chuyển từ cơ chế điều hành trần lãi suất sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ, thể hiện một bước tiến mới trong tiến trình tự do hóa
40
lãi suất theo thông lệ quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh giữa các NHTM, đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền và người đi vay, phù hợp với thực tiễn.
Đồng thời, cơ chế điều hành tỷ giá cũng linh hoạt hơn với việc NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng hàng ngày và quy định biên độ dao động tỷ giá. Trên cơ sở xác định tỷ giá sàn và tỷ giá trần, các TCTD xác định tỷ giá mua - bán trong biên độ cho phép. Điều đó cho thấy cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN đã được nới lỏng và tạo tính chủ động cho các TCTD.
Tuy công cụ hạn mức tín dụng đã không còn được sử dụng như là công cụ trực tiếp của CSTT, hạn mức tín dụng không còn được quy định cho từng NHTM nhưng chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng/chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng vẫn được NHNN kiểm soát và quy định hàng năm.
Công cụ DTBB, tái cấp vốn tiếp tục được sử dụng như là những công cụ đắc lực của CSTT. Bên cạnh đó, khi thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ Việt Nam nói riêng bắt đầu phát triển, NHNN đã bước đầu sử dụng nghiệp vụ TTM - một công cụ hữu hiệu giúp NHNN có được tính chủ động và linh hoạt - để có thể đạt đến các mục tiêu cần hướng tới.