Một số yếu tố tác động tới hiệu quả của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 47)

c. Nghiệp vụ thị trường mở

1.3.3. Một số yếu tố tác động tới hiệu quả của chính sách tiền tệ

Như vậy, chúng ta đã thấy hiệu quả của CSTT phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: lựa chọn mục tiêu, công cụ áp dụng, ảnh hưởng của kênh truyền dẫn, v.v.. Các yếu tố này có thể được phân chia (một cách tương đối) thành 2 nhóm là khách quan và chủ quan như sau:

- Khách quan:

Mô hình tổ chức, định hướng quản lý:

Đặc điểm mô hình tổ chức Nhà nước, hệ thống quản lý vĩ mô và NHTW sẽ quyết định tới phạm vi ảnh hưởng và định hướng mục tiêu của CSTT tương ứng.

Trình độ phát triển kinh tế:

Phản ánh môi trường với các điều kiện xây dựng và vận hành CSTT. Một CSTT không thể đặt ra các mục tiêu quá cao trong khi thiếu thốn các điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu ấy.

Ví dụ: Hiệu quả của CSTT sẽ được phát huy hay bị hạn chế phụ thuộc vào cơ chế tỷ giá (thả nổi hay cố định) và mức độ mở cửa của nền kinh tế.

Ảnh hưởng của các chính sách khác:

Quản lý vĩ mô dựa vào không chỉ riêng CSTT. Do đó, với cùng một mục tiêu, rất có thể sẽ chịu tác động từ các chính sách khác nhau. Sự tương tác ấy không phải bao giờ cũng đồng điệu và do đó, có thể tạo ra những bất cập làm chậm tiến độ chạm đích hoặc suy giảm chất lượng mục tiêu.

Kênh truyền dẫn:

Như chúng ta đã thấy ở trên, kênh truyền dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải tác động của các công cụ tới hệ thống mục tiêu. Chất lượng của kênh truyền dẫn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình thực thi CSTT.

32

Ví dụ: Mức độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất: Mức cầu tiền tệ (MD) ít nhạy cảm với lãi suất sẽ làm CSTT có hiệu quả. Hay mức độ nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất: Khi lượng tiền cung ứng tăng, hiệu quả CSTT phụ thuộc vào độ nhạy cảm của nhu cầu đầu tư đối với lãi suất. CSTT có hiệu quả trong trường hợp mức cầu tiền ít nhạy cảm với lãi suất và mức cầu đầu tư có mức nhạy cảm cao với lãi suất.

Tốc độ ảnh hưởng của CSTT đến tổng cầu:

Việc thực thi CSTT không ảnh hưởng ngay lập tức đến tổng cầu của nền kinh tế mà luôn có một độ trễ nhất định. Độ trễ này chính là khoảng thời gian cần thiết để một chính sách phát huy hiệu quả. Khoảng thời gian này tương đối dài và thường xuyên thay đổi, vì thế việc dự đoán những biến động tiềm năng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng trong lập và điều hành CSTT. Khoảng thời gian này bao gồm:

o Thời gian lập chính sách từ khi nhận ra các vấn đề của nền kinh tế vĩ mô cần điều chỉnh đến khi hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể của chính sách;

o Thời gian ảnh hưởng đến thành phần của tổng chi tiêu xã hội;

o Thời gian gây ra những hiệu ứng lan truyền đến tổng chi tiêu;

o Thời gian điều chỉnh giá.

Cơ chế tỷ giá và mức độ mở cửa của nền kinh tế:

Hiệu quả của CSTT sẽ được phát huy hay bị hạn chế còn phụ thuộc vào việc nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ hối đoái thả nổi hay cố định. Chẳng hạn, ở một nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định, CSTT sẽ bị hạn chế sử dụng và vì thế hiệu quả của CSTT cũng sẽ không được phát huy bởi bất cứ sự thay đổi nào của cung tiền cũng làm thay đổi đến tỷ giá hối đoái.

Tính độc lập của NHTW:

o Tính độc lập của NHTW được thể hiện trong việc sử dụng các công cụ để đạt tới các mục tiêu mà Chính phủ yêu cầu và mức độc lập ngân sách. Nếu cơ quan hữu trách tiền tệ là NHTW không được hoạt động độc lập thì Chính phủ có thể can thiệp vào việc phát hành tiền tệ (chẳng hạn khi cần bù đắp thâm hụt ngân sách), khiến cho hiệu quả của CSTT trở nên hạn chế.

33

o Tùy thuộc vào đặc điểm ra đời, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế, truyền thống văn hóa từng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình “trực thuộc” hay “độc lập” với Chính phủ.

- Chủ quan:

Bên cạnh các yếu tố khách quan, hiệu quả của CSTT còn phụ thuộc vào nhận thức của người có trách nhiệm xây dựng và thực thi CSTT. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng chính sách trên các phương diện: xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược, chiến thuật triển khai, lựa chọn sử dụng công cụ phù hợp, v.v.. Nhận thức tốt có thể giảm thiểu được các tác động khách quan kể trên trong cả quá trình thiết kế và vận hành CSTT.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 45 - 47)