Theo kinh nghiệm của các nước, một CSTT hiệu quả là chỉ theo đuổi một mục tiêu trung gian gắn với một mục tiêu cuối cùng. Nếu coi lãi suất là mục tiêu điều hành thì không khống chế khối lượng tiền và ngược lại. Thực tế hiện nay, NHNN chưa xác định một khuôn khổ điều hành CSTT rõ ràng, trong khi đó sử dụng cùng một lúc nhiều mục tiêu trung gian để điều hành CSTT như lãi suất, tỷ giá và khối lượng tiền; đồng thời theo đuổi quá nhiều mục tiêu cuối cùng. Khuôn khổ chính sách như vậy chỉ tỏ ra phù hợp với giai đoạn đầu của sự phát triển nhưng đối với thị trường đã có sự phát triển phức tạp hơn như hiện nay thì một khuôn khổ chính sách như vậy khó đem lại hiệu quả cao trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các quốc gia áp dụng cơ chế CSTT lạm phát mục tiêu (lấy ổn định giá cả hay lạm phát là mục tiêu chủ yếu hoặc duy nhất của CSTT) đã có thể duy trì tỷ lệ lạm phát tương đối thấp và ổn định, tăng trưởng kinh tế cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi và mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, đồng thời khả năng ứng phó với khủng hoảng của các quốc gia này cũng tốt hơn so với những nước không áp dụng cơ chế này. Mặt khác, do NHNN Việt Nam theo đuổi CSTT đa mục tiêu, đồng thời sử dụng tổng phương tiện thanh toán (M2) làm mục tiêu trung gian nên NHNN đang ngày càng khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát [2, tr.14].
99
Vì vậy, qua thực tế của Việt Nam và kinh nghiệm của các nước, có thể nói, áp dụng cơ chế điều hành CSTT lạm phát mục tiêu trong trung - dài hạn là một gợi ý trong hướng đi tương lai cho Việt Nam. Đây thực sự là cơ chế điều hành CSTT vừa tạo cho NHNN sự tập trung cần thiết, vừa tạo cho NHNN quyền tự do linh hoạt và quyền tự quyết nhất định trong điều hành CSTT.
3.2.1.2. Giải pháp về kỹ thuật