Nguyên tắc đảo ngược: Đây là cách thức sử dụng đồng thời cả ba công cụ của CSTT nhưng chỉ dùng một đến hai công cụ theo một hướng điều tiết, còn các công

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 131 - 134)

cụ khác mang tính hỗ trợ để sẵn sàng đảo ngược tình hình khi cần thiết. Theo nguyên tắc này, NHNN sẽ lựa chọn công cụ chủ đạo để điều hành, các công cụ khác thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cùng chiều hoặc đảo ngược tùy theo tình hình thực tế [10, tr.153].

Hiện nay ở các quốc gia trên thế giới, công cụ CSTT chủ đạo thường được NHTW lựa chọn là nghiệp vụ TTM. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vì nghiệp vụ TTM mới được sử dụng từ tháng 7/2000, vẫn còn được xem là khá mới và mặc dù đang dần trở thành kênh chủ đạo để NHNN bơm tiền ra hay hút tiền về từ lưu thông song chưa phát huy được tối đa hiệu quả. Vì vậy, có thể sử dụng thêm công cụ TCV cùng đóng vai trò chủ đạo trong điều hành CSTT cùng với nghiệp vụ TTM bởi lượng tiền cơ sở trong nền kinh tế hiện nay được NHNN điều tiết chủ yếu qua hai kênh này.

về bản chất, việc cho vay của NHNN đối với các TCTD qua TCV là hình thức đòn bẩy tín dụng. Do đó, để điều chỉnh khối lượng tín dụng của nền kinh tế, có thể thông qua lãi suất TCV để điều chỉnh hành vi của các TCTD. Sự biến động của

111

lãi suất TCV sẽ có tác động đến các mức lãi suất khác (lãi suất liên ngân hàng và lãi suất thị trường), định hướng cho quá trình điều hành hướng đến các mục tiêu.

Sơ đồ 3.4: Mối liên hệ giữa các loại lãi suất trên thị trường

Nguồn : TS. Mai Thanh Quế (2002), Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của NHNN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường [10, tr.154]

Có thể thấy, mặc dù lãi suất liên ngân hàng được thành lập theo quan hệ cung - cầu về vốn nhưng là cung - cầu vốn giữa các TCTD trên thị trường chứ chưa phải là lãi suất cho vay cuối cùng của NHNN đối với TCTD. Còn đối với lãi suất tái chiết khấu, tuy đây là lãi suất cho vay cuối cùng của NHNN đối với các TCTD, xuất phát từ nhu cầu về vốn của các TCTD nhưng điều kiện để các TCTD có thể tiếp cận được nguồn vốn từ NHNN là họ phải có các GTCG phù hợp để đem chiết khấu. Đồng thời, cả hai loại lãi suất này không có tác động trực tiếp đến việc NHNN quyết định đưa vốn hay rút vốn đối với nền kinh tế qua kênh tín dụng.

Như vậy, chỉ có thể là lãi suất TCV được xem như là lãi suất chủ đạo để NHNN điều hành cơ chế lãi suất.

3.2.2.5. Sự phối hợp các công cụ khác trong điều hành chính sách tiền tệ

Ngoài sự phối hợp nhóm các công cụ gián tiếp với nhau, để tạo điều kiện nâng cao tính hiệu quả điều hành CSTT, NHNN có thể phối hợp sử dụng công cụ lãi suất với công cụ tỷ giá. Sự phối hợp này hướng vào mục tiêu tỷ giá nhằm tạo ra sự cân bằng bên ngoài trên cơ sở tỷ giá ổn định. Đạt được mục tiêu tỷ giá sẽ góp

112

phần ổn định các hoạt động kinh tế ngoại thương và đặc biệt là khắc phục được dòng chảy từ nội tệ sang ngoại tệ hoặc ngược lại. Mặt khác, phối hợp chặt chẽ hai công cụ này còn góp phần ổn định đầu tư, tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở lạm phát được kiểm soát.

Cơ sở của việc đề xuất phải có sự phối hợp công cụ lãi suất và công cụ tỷ giá bởi Việt Nam là nền kinh tế đô la hóa, mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất đồng bản tệ và lãi suất đồng ngoại tệ trong nước có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu không đảm bảo sự cân bằng về lợi tức giữa hai đồng tiền thông qua biến số tỷ giá và lãi suất thì sẽ gây ra sự dịch chuyển giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ trên thị trường trong nước.

Theo lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, một nước mở cửa cán cân vốn không thể vừa đạt được mục tiêu ổn định giá cả vừa đạt được mục tiêu ổn định tỷ giá, đặc biệt là đối với những nước mà thị trường tiền tệ và tài chính còn chưa thực sự phát triển cùng với bối cảnh khá tự do hoá các giao dịch vốn như Việt Nam. Chẳng hạn như để hướng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát, để hạn chế tăng cung tiền, NHNN sẽ quy định tăng lãi suất, do có sự chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước và với bối cảnh lãi suất trên thị trường quốc tế có xu hướng giảm sẽ càng làm tăng luồng vốn đổ vào Việt Nam và càng làm tăng sức ép lên giá của đồng nội tệ, sẽ khó cho việc ổn định tỷ giá. Nếu để duy trì ổn định tỷ giá, NHNN phải mua ngoại tệ vào và phải bơm tiền ra lưu thông thì lại gây nên áp lực lạm phát. Do vậy, trong điều hành CSTT, NHNN phải có sự điều tiết cả lãi suất và tỷ giá. Khi tỷ giá tăng quá mạnh, NHNN can thiệp vào thị trường ngoại tệ để kiểm soát tỷ giá nhưng bên cạnh đó phải tăng dần lãi suất trên thị trường nội tệ để cho mức sinh lời của hai đồng tiền cân bằng và hành động ngược lại khi tỷ giá giảm.

3.3. KIẾN NGHỊ

Dựa vào thực trạng điều hành CSTT trong thời gian qua, để thực hiện được các giải pháp trên nhằm hoàn thiện các công cụ gián tiếp, nâng cao hiệu quả điều hành CSTT của NHNN, một số kiến nghị tới Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành như sau:

113

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Chỉ đạo và đôn đốc các Bộ, ngành triển khai thực hiện cơ chế phối hợp thông tin với NHNN để NHNN có đủ căn cứ làm cơ sở xây dựng và điều hành CSTT.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w