TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Nhằm hướng tới mục đích đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã thông qua trong từng thời kỳ, NHNN phải thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và thận trọng CSTT. Để CSTT phát huy được hiệu quả, cần phải thực hiện hài hòa và đồng bộ nhiều giải pháp.
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Giải pháp về quản lý
a. Mức độ độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhànước nước
Từ khi thành lập đến nay, NHNN là cơ quan của Chính phủ, chịu sự quản lý và can thiệp hành chính của Chính phủ. Bên cạnh đó, không chỉ có Quốc hội, Chính phủ mà còn quá nhiều cơ quan nhà nước khác tham gia chỉ đạo, giám sát xây dựng và
93
thêm để trình Chính phủ phê duyệt. Hàng quý, NHNN tính toán lượng tiền cung ứng tăng thêm cho từng mục tiêu như cho vay TCV, mua ngoại tệ... trên cơ sở giới hạn phạm vi được duyệt.
Mặc dù trong thời gian qua, mức độ độc lập của NHNN trong xây dựng và điều hành CSTT đang dần được cải thiện song đến nay vẫn chưa cao. Điều này đã hạn chế tính chủ động của NHNN trong việc điều tiết thị trường, có ảnh hưởng đến hiệu quả của CSTT. Vì vậy, một số giải pháp để nâng cao mức độ độc lập của NHNN
được đề xuất như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện chiến lược, xây dựng và điều hành CSTT trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Muốn vậy, trước hết cần xác định rõ mục tiêu hoạt động cho NHNN. Hiện nay, Luật NHNN
2010 (hiệu lực 01/01/2011) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN tại điều 4 như sau: “Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Điều này cho thấy trong khi mục tiêu hàng đầu của một NHTW là
ổn định giá trị đồng tiền và bảo đảm an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng thì NHNN Việt Nam đang phải theo đuổi CSTT đa mục tiêu. Việc theo đuổi nhiều mục tiêu sẽ hạn chế năng lực và tính chủ động của NHNN. Bởi vậy, chỉ nên xác định mục tiêu của NHNN là “ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động cho hệ thống
ngân hàng và hệ thống các TCTD”. Bên cạnh đó, NHNN phải được tăng tính chủ động và độc lập trong việc quyết định thực thi CSTT và lựa chọn công cụ điều hành, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả điều hành CSTT trước Chính phủ và Quốc
94
Chính phủ và Bộ Tài chính đối với hoạt động của NHNN, nhưng phải dưới sự quản lý, giám sát của Chính phủ và Quốc hội.
Các giải pháp trên nhằm hướng đến việc đổi mới NHNN Việt Nam thành một NHTW hiện đại.