Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 110 - 111)

c. Vấn đề thanh khoản của các NHTM, nhất là đối với một số NHTM nhỏ

3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng

Đề án “Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 đã xác định các mục tiêu chủ yếu phát triển ngành ngân hàng như sau:

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi CSTT theo

nguyên tắc thị trường, tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển NHNN trở thành

NHTW hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các NHTW trong khu vực Châu Á.

- Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát

lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện

thắng lợi

công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng

hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến

trong khu vực

ASEAN, tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD

hiện đại,

90

Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giài pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, NHNN Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện CSTT chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa CSTT và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc

độ tăng

trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 -

16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông

nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm

tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất

động sản, chứng khoán.

- Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ CSTT, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát.

- Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt và phù hợp với diễn biến thị trường.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng;

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra,

giám sát

việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w