Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 91)

e. Tái cấp vốn

2.2.1.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ TTM là công cụ gián tiếp của CSTT mới được chính thức đưa vào sử dụng ở Việt Nam từ năm 2000. Tuy nhiên trước đó, các công cụ tạo tiền đề ban đầu cho nghiệp vụ TTM đã từng bước được tạo lập qua việc phát hành trực tiếp tín

Năm phiênSố lượngKhối Khối lượng trúng thầu Lãi suấttrúng thầu Tổng Trong đó

62

phiếu và trái phiếu kho bạc của Bộ Tài chính; việc tổ chức đấu thầu, làm đại lý phát hành và thanh toán tín phiếu và trái phiếu kho bạc của NHNN; việc phát hành tín phiếu NHNN để hút bớt tiền từ lưu thông về; việc phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn của các NHTM.

- Từ năm 2000 - trước tháng 11/2007:

Năm 2000, thị trường tiền tệ Việt Nam bắt đầu có những bước phát triển, hệ thống thanh toán từng bước được hiện đại hóa. Nhằm chuyển dần hướng điều hành CSTT từ phương pháp trực tiếp sang gián tiếp và tiếp tục hoàn thiện hệ thống công cụ của CSTT, NHNN đã chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở pháp lý, từng bước tạo lập hàng hóa và cơ chế hoạt động cho sự ra đời của TTM.

Ngày 12/7/2000, TTM chính thức đi vào hoạt động và Quy chế TTM (theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000) chính thức được ban hành. Trong năm 2000, NHNN đã thực hiện được 17 phiên giao dịch, trong đó có 14 phiên mua được 1.354 tỷ đồng (đạt 71,24% khối lượng chào mua) và 3 phiên bán được 550 tỷ đồng (đạt 100% khối lượng chào bán). Tuy nhiên, việc quy định chỉ có các loại GTCG ngắn hạn mới được tham gia giao dịch đã có phần hạn chế tới kết quả hoạt động của nghiệp vụ TTM (doanh số giao dịch thấp, khoảng 86 tỷ đồng/phiên) và phạm vi tác động đến cung - cầu vốn khả dụng của hệ thống NHTM.

Đến năm 2003, theo Luật NHNN có sửa đổi và bổ sung, nghiệp vụ TTM được quy định “là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các GTCG do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện CSTT quốc gia” [14]. Như vậy, hàng hóa giao dịch trên TTM được đa dạng hơn, không chỉ là các GTCG ngắn hạn mà còn bao gồm các GTCG trung và dài hạn.

Qua 4 năm hoạt động (từ năm 2000 - 2003), giao dịch chủ yếu chỉ tập trung ở các NHTM Nhà nước vì đây là đối tượng nắm giữ nhiều GTCG phù hợp với quy định giao dịch của TTM; các NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh chưa tham gia thị trường có hiệu quả.

Trong giai đoạn đầu hoạt động, NHNN sử dụng TTM như là công cụ bổ trợ cho các công cụ khác của CSTT như chính sách lãi suất, DTBB hay TCV. Từ năm

63

2004, nghiệp vụ này được tăng cường sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT của NHNN. Tổng số khối lượng trúng thầu năm 2004 tăng gần gấp 3 lần so với năm 2003, khối lượng giao dịch bình quân một phiên tăng mạnh là 500 tỷ đồng. Số phiên giao dịch đạt 123 phiên, tần suất giao dịch là 3 phiên/tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6, góp phần điều tiết kịp thời vốn khả dụng của TCTD. Từ năm 2004 - 2007, bình quân khối lượng trúng thầu năm sau tăng so với năm trước là 228,9%, phương thức giao dịch chủ yếu là mua có kỳ hạn và bán hẳn.

Bên cạnh đó, để tiếp tục hoàn thiện hoạt động của nghiệp vụ TTM nhằm phù hợp theo xu hướng phát triển của thị trường, trong thời gian này, NHNN đã ban hành Quy chế lưu ký GTCG tại NHNN và Quy chế nghiệp vụ TTM theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007, thay thế cho Quy chế cũ. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện thống nhất các giao dịch trên thị trường tiền tệ.

Bảng 2.5: Doanh số giao dịch thị trường mở từ năm 2000 - 2007

chào thầu số Muahăn Mua kỳ hạn Bán hăn Bán có kỳ hạn 2000 1Γ ^ 2.450 1.904 480 874 550 - 4,5 - 4,9 2001 48 5.770 3.934 60 3.254 570 50 3,4 - 5,15 2002 85 22.400 9.146 - 7.246 1.900 - 4,5 - 5,1 2003 107 37.500 21.184 - 9.844 11.340 - 1,58 - 5 2004 123 93.760 61.936 - 60.986 - 950 3,25 - 5,45 2005 158 138.787 102.47 9 - 100.679 1.100 700 3,7 - 7,4 2006 162 140.850 124.23 5 - 36.833 87.202 200 0,8 - 7,1 2007 355 2.027.600 417.97 7 - 61.133 356.844 - 3,75 - 8 Tổng 1.055 2.469.117 742.79 5 540 280.84 9 459.506 1.900

Số lượng thành viên Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm2005 2006Năm 30/9/2007 NHNN 1 1 1 1 1 1 1 1 NHTM Nhà nước 4 4 4 5 5 5 5 5 NHTM cổ phần 9 10 10 11 13 14 19 19 NH nước ngoài 4 4 5 5 6 7 7 7 NH liên doanh 1 1 1 1 1 1 1 1 TCTD phi ngân hàng 1 1 1 1 1 1 1 1 Quy TDNDTW 1 1 1 1 1 1 1 1 Tổng 21 22 23 25 28 30 35 35 Tần suất giao dịch 10ngày 1phiên 1tuần 1phiên 1tuần 2phiên 1tuần 2phiên 1tuần 3phiên 1tuần 3phiên 1tuần 4phiên 1ngày 2phiên

Nguồn: Sở Giao dịch NHNN (Tạp chí Ngân hàng số 20, tháng 10/2011) [5]

64

Có thể thấy rằng, từ năm 2000 - tháng 11/2007 là giai đoạn nghiệp vụ TTM bắt đầu được triển khai tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, số lượng thành viên tham gia và quy mô, doanh số giao dịch của TTM ngày càng tăng lên qua các năm. Khối lượng trúng thầu tăng từ 1.904 tỷ đồng (năm 2000) lên 417.977 tỷ đồng (năm 2007); số lượng thành viên tăng từ 21 lên 35 (trong đó chủ yếu tăng từ khối NHTM cổ phần); tổng khối lượng trúng thầu đạt 742.795 tỷ đồng. Thông qua hoạt động mua kỳ hạn và mua hẳn, NHNN thực hiện bơm tiền ra lưu thông 281.389 tỷ đồng và qua hoạt động bán kỳ hạn và bán hắn, hút về 461.406 tỷ đồng (xem Bảng 2.5).

Đồng thời, khoảng cách giữa các phiên giao dịch ngày càng được rút ngắn. Ở giai đoạn mới đi vào hoạt động, khoảng cách này là 10 ngày/phiên, sau đó rút ngắn dần còn 1 tuần/phiên, 1 tuần/2 phiên , 1 tuần/3 phiên, 1 tuần/4 phiên và từ năm 2007, tần suất giao dịch là 2 phiên/ngày (xem Bảng 2.6). Điều này giúp các TCTD chủ động điều chỉnh kịp thời, linh hoạt vốn khả dụng của mình.

Nguồn: TS. Tô Kim Ngọc, TS. Lê Thị Tuấn Nghĩa (2008), Điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam [9, tr.33]

Năm Cung ứng Hấp thụ Cung ứng ròng 2008 1.014.19 6 913.69 2 100.50 4 2009 966.88 0 844.04 9 122.83 1 65 - Từ tháng 11/2007 - tháng 6/2012:

Trước yêu cầu tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nghiệp vụ TTM nhằm đáp ứng với quy mô giao dịch ngày càng tăng, tháng 11/2007, NHNN đã triển khai thành công giao dịch trực tuyến nghiệp vụ TTM giữa NHNN với các thành viên của thị trường [5]. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, NHNN có thể đưa vào sử dụng nhiều hình thức giao dịch mua, bán GTCG trong cùng một ngày, tần suất giao dịch tăng lên, góp phần điều tiết vốn khả dụng của các TCTD kịp thời và nhanh chóng.

Trong quá trình hoạt động, NHNN đã không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý để TTM ngày càng phát huy vai trò, tác dụng trong sự phát triển của thị trường tiền tệ. Cụ thể, NHNN ban hành Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 (Quyết định 27/2008) về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế nghiệp vụ TTM trước đây và ban hành Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 về danh mục GTCG được sử dụng trong các giao dịch của NHNN. Ngoài ra, để thực hiện theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN, ngày 31/8/2011, NHNN ban hành Thông tư số 26/2011/TT-NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ. Theo Thông tư, NHNN có sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 27/2008. Theo đó, nghiệp vụ TTM được thực hiện gồm giao dịch mua có kỳ hạn, giao dịch bán có kỳ hạn, giao dịch mua hẳn, giao dịch bán hẳn thông qua hai phương thức đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.

Một trong những nét mới nhất của Quy chế nghiệp vụ TTM là việc áp dụng "Hợp đồng mua bán lại GTCG" và được áp dụng chung cho tất cả các giao dịch mua bán có kỳ hạn giữa NHNN và TCTD. Đây là một trong những bước cải tiến quan trọng và phù hợp với cam kết của NHNN với các tổ chức tài chính nước ngoài, từng bước đưa thị trường tiền tệ Việt Nam nói chung và thị trường Repo GTCG theo đúng các chuẩn mực quốc tế.

Một quy định khác được các TCTD rất quan tâm là quy định về việc cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động thị trường tiền tệ nói chung và TTM nói ri êng giữa NHNN và TCTD là thành viên của TTM. Đây là những thông tin vốn được coi

66

là rất nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến các TCTD. Do đó trong quy định mới, NHNN đã yêu cầu các thành viên đảm bảo chế độ thông tin hai chiều, được thực hiện trên trang tin nghiệp vụ TTM với định kỳ tối thiểu là 1 tuần/lần.

Trong giai đoạn này, đặc biệt từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009 trở đi, kinh tế trong nước chịu nhiều sự tác động tiêu cực từ sự bất ổn tài chính của thế giới, các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, có thời điểm lên tới mức 40%/năm (tháng 2 - đầu tháng 3/2008) gây bất ổn trong hoạt động của toàn hệ thống. Khi đó, NHNN đã thực hiện cung ứng một khối lượng tiền đáng kể qua TTM để hỗ trợ các ngân hàng. Tổng khối lượng trúng thầu mua kỳ hạn từ năm 2008 - 2010 đạt 4.015.506 tỷ đồng, chiếm tới 97,7% tổng khối lượng trúng thầu trong các phiên giao dịch (xem Bảng 2.8). Trong 3 năm, tổng số lượt thành viên tham gia các phiên nghiệp vụ TTM đạt 12.435 lượt (năm 2008 là 3.208; năm 2009 là 3.121; năm 2010 là 6.106). Lãi suất trên TTM cũng có nhiều biến động. Năm 2008, mua có kỳ hạn 7 ngày lãi suất bình quân là 12,82%/năm, 14 ngày là 13,12%/năm, thì năm 2009 đã giảm xuống tương ứng là 7,23%/năm và 7,51%/năm và năm 2010 tương ứng 8,35%/năm và 7,69%/năm. Lượng tiền cung ứng ròng từ năm 2008 - 2010 cũng tăng dần (xem Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Mức cung ứng ròng qua TTM từ năm 2008 - tháng 6/2012

2010 2.101.420 1.814.411 287.009 0 1.814.411 287.009 2ÕĨĨ 2.803.49 9 2.840.419 -36.920 6/2012 354.68 6 471.280 -116.594

Nguồn: Tổng hợp [14]

Năm 2011, kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn chung chưa ổn định, GDP tăng chậm lại (5,89%), thấp hơn năm 2010 (6,8%); lạm phát cao (18,58%). Nhằm thực

67

hiện Nghị quyết 11/2011/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ ưu tiên cho việc kiềm chế lạm phát, đồng thời để trung hòa một khối lượng tiền lớn NHNN đã bỏ qua để mua USD bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối (NHNN mua vào mạnh từ cuối tháng 4 - tháng 5), thông qua TTM, mặc dù cả năm 2011 NHNN chỉ thực hiện nghiệp vụ mua kỳ hạn (doanh số giao dịch lớn, đạt 2.803.499 tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu là 2.847.708 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu đạt 98,4%) nhưng NHNN lại hút tiền về là chủ yếu. Mức hút ròng là gần 37.000 tỷ đồng. Có những thời điểm trong năm, quy mô giao dịch trên TTM bị thu hẹp, tỷ lệ đấu thầu thành công chỉ đạt 20% - 30%. Bên cạnh đó, lãi suất TTM được điều chỉnh 6 lần, tăng lần lượt từ 10% lên 15%/năm (ngày 17/5). Tháng 7/2011, lãi suất chào mua GTCG qua nghiệp vụ TTM giảm về mức 14%/năm nhưng kỳ hạn chỉ có 7 ngày. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2010, lãi suất TTM được NHNN điều chỉnh giảm. Điều này nhằm hỗ trợ các TCTD bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời hơn là mục đích cho vay. Theo đó, đây không phải là tín hiệu chính sách, chỉ là giải pháp điều hành linh hoạt công cụ nghiệp vụ TTM hàng ngày phù hợp với chủ trương điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt.

Trong tháng cuối cùng của năm 2011, qua TTM, tổng lượng tiền bơm ròng của NHNN đạt 16.428 tỷ đồng, đồng thời lượng tiền bơm ra cũng được tăng dần lên. Trong thời điểm cuối năm được cho là giai đoạn nhu cầu tiền thanh toán cao, các ngân hàng tập trung cho hoạt động thu hồi nợ và huy động vốn, động thái bơm ròng cho các NHTM với số lượng tiền lớn là hỗ trợ tích cực của NHNN.

Đầu năm 2012, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng yếu kém, NHNN chủ trương bơm tiền qua TTM thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn với khối lượng hơn 284.000 tỷ đồng trong quý I. Tuy nhiên, bước sang quý II, do vốn khả dụng của các TCTD được cải thiện, lượng giao dịch qua TTM sụt giảm mạnh, lượng tiền cung ứng chỉ còn 21.048 tỷ đồng, nhất là trong tháng 6, khối lượng trúng thầu xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, chỉ đạt 5.479 tỷ đồng, trong khi khối lượng đáo hạn là 5.926 tỷ đồng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, với nghiệp vụ mua kỳ hạn, tổng khối lượng trúng thầu 6 tháng đầu năm đạt

Năm

Số

phiên Mua Khối lượng trúng thầu bình quân/Doanh số kỳ hạn

Bán

hăn kỳ hạnBán Tổng số

68

304.993 tỷ đồng. Tổng khối lượng đáo hạn là 363.438 tỷ đồng. Thông qua nghiệp vụ này, NHNN đã hút về tổng cộng 58.445 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, với nghiệp vụ bán hẳn, tổng khối lượng trúng thầu 6 tháng đầu năm đạt 107.842 tỷ đồng. Tổng khối lượng đáo hạn là 49.693 tỷ đồng. NHNN đã hút về tổng cộng 58.149 tỷ đồng. Trong đó, tổng lượng tín phiếu trúng thầu trong tháng 6 chỉ đạt 3.059 tỷ đồng, giảm mạnh so với các tháng trước đó do lãi suất tín phiếu xuống quá thấp, giảm từ 11,5% - 12,5%/năm (ngày 15/3) xuống còn 3,8% - 7,45%/năm (ngày 03/6), không hấp dẫn nhà đầu tư, trong khi khối lượng đáo hạn là 14.198 tỷ đồng.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, thông qua TTM tổng lượng tiền NHNN hút về là rất lớn, lên đến 116.5 94 tỷ đồng (xem Bảng 2.7).

Nguyên nhân của việc NHNN hút tiền về không phải chỉ từ thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã cải thiện mà do trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến cuối tháng 5, NHNN liên tiếp mua ngoại tệ để củng cố dự trữ ngoại hối. Vì vậy, để trung hòa lượng tiền đã cung ứng, NHNN đã thực hiện phát hành tín phiếu NHNN.

Điểm đáng chú ý là doanh số giao dịch 6 tháng đầu năm 2012 thấp hơn rất nhiều so với các năm trước (tổng doanh số giao dịch là 412.835 tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu là 633.000 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu bình quân chỉ đạt 65,2%), đặc biệt tháng 6 có sự sụt giảm mạnh.

Về mức lãi suất, trước khi NHNN quyết định hạ các mức lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) được đưa ra vào ngày 29/6 (hiệu lực từ 01/7), lãi suất trên TTM đã giảm từ 10% xuống còn 8%/năm vào ngày 27/6/2012. Đây cũng là lần giảm lãi suất thứ 5 kể từ đầu năm 2012. Trong ngày này, khối lượng NHNN bơm ra TTM đạt 995 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn, kỳ hạn 7 ngày, hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất (thay vì ấn định lãi suất) với sự tham gia của 11 thành viên. Động thái trên của NHNN diễn ra trong bối cảnh các TCTD không vay vốn hoặc vay rất ít qua kênh repo trên TTM thời gian qua cho thấy tín hiệu rõ nét của cơ quan này nhằm giúp các TCTD vay vốn để giải quyết thanh khoản khi cần.

69

Cũng trong năm 2012, với mục tiêu có một khung pháp lý hoàn chỉnh hơn nhằm điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ TTM, đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, hỗ trợ kịp thời vốn khả dụng cho các TCTD, NHNN đang lấy ý kiến

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w