Chính sách tái chiết khấu

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 35)

Chính sách tái chiết khấu (tái cấp vốn) bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của NHTW đối với các NHTM [8, tr.341]. Theo đó, NHTW tiếp vốn cho các NHTG thông qua cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn (chủ yếu là tín phiếu Kho bạc và thương phiếu), nhằm khai thông năng lực thanh toán cho các ngân hàng này hoặc khuyến khích họ mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.

Các NHTG đi vay NHTW nhằm bù đắp hoặc bổ sung nhu cầu vốn khả dụng và hình thành nên bộ phận dự trữ đi vay. Bộ phận này được sử dụng như bất kỳ bộ phận dự trữ nào khác để bù đắp nhu cầu DTBB bổ sung, số dự trữ vượt mức để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, hoặc ngăn chặn nguy cơ phá sản của các ngân hàng khi cần thiết. Điểm khác biệt chủ yếu giữa dự trữ đi vay và dự trữ khác là chúng phải được trả lại cho NHTW khi đến hạn [8].

- Cơ chế tác động:

Công cụ này tác động tới lượng tiền cung ứng, qua đó, tác động tới mặt bằng lãi suất thông qua các hình thức điều chỉnh hạn mức tái chiết khấu, điều kiện tái chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu.

Bằng cách tăng (giảm) hạn mức tái chiết khấu, và/hoặc nới lỏng (thắt chặt) điều kiện chứng từ có giá được tái chiết khấu, NHTW khuyến khích (hạn chế) các NHTM tăng (giảm) khối lượng vốn khả dụng, dẫn tới tăng (giảm) khả năng tạo tiền.

Tương tự, việc tăng (hạ) lãi suất tái chiết khấu tác động trước hết vào giá đầu vào của các NHTM, khiến lãi suất cho vay dần dần tăng (giảm), do đó làm giảm (tăng) nhu cầu tín dụng. Bên cạnh đó, khi lãi suất tái chiết khấu giảm (tăng), các NHTM có thể tiếp cận vốn của NHTW một cách dễ dàng (khó khăn), dẫn tới khả năng mở rộng (thu hẹp) hoạt động tín dụng.

23

- Ưu điểm:

Chính sách tái chiết khấu được coi là một công cụ linh hoạt, NHTW có thể sử dụng để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng.

Đây là công cụ có tính chất tích cực và giảm thiểu được rủi ro vận hành do đảm bảo tôn trọng mối quan hệ cung - cầu thị trường.

Sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu và các điều kiện phi lãi suất được coi là những dấu hiệu thông báo về chiều hướng thực hiện CSTT của NHTW. Những dấu hiệu thông báo này có ảnh hưởng mạnh đến hành vi của thị trường thông qua hiệu ứng kỳ vọng và hướng dẫn những hành vi đó theo chiều hướng mong muốn của NHTW. Vì vậy nó có hiệu ứng thông báo do sự trông đợi và dự đoán của thị trường.

- Nhược điểm:

Tính hiệu quả của công cụ này căn cứ vào mức độ phụ thuộc về vốn của các NHTM vào NHTW (NHTW khó tác động ngược trở lại). Điều này làm giảm đi thế chủ động trong điều hành của NHTW và do đó, giảm thiểu ý nghĩa của một công cụ điều tiết. (Để khắc phục nhược điểm này, NHTW thường sử dụng kết hợp với công cụ DTBB).

Mặt trái của việc trở thành hiệu ứng thông báo của công cụ tái chiết khấu là khả năng gây hiểu lầm cho thị trường. Hiệu ứng thông báo chỉ có hiệu quả khi lãi suất tái chiết khấu phù hợp với mức lãi suất thị trường. Trong trường hợp lãi suất tái chiết khấu cao hơn hoặc thấp hơn mức lãi suất thị trường, sự thay đổi lãi suất thực chất là sự “điều chỉnh kỹ thuật”, nhằm phù hợp với lãi suất thị trường. Hiệu ứng thông báo trong trường hợp này sẽ trở nên phản tác dụng.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w