e. Tái cấp vốn
2.2.1.2. Công cụ tái cấp vốn
- Năm 1990 - 1993:
Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn là hệ thống một cấp, NHNN cho các ngân hàng chuyên doanh vay để cho vay chiếm gần 80% tổng dư nợ. Hình thức TCV của NHNN đối với các TCTD chưa hình thành.
Ngày 24/5/1990, Pháp lệnh Ngân hàng quy định trong quan hệ với các TCTD, NHNN có thể cho vay và mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu đối với GTCG của TCTD. Điều này đánh dấu sự ra đời của hình thức TCV và tái chiết khấu.
51
Từ ngày 30/9/1993, theo Quyết định số 187/QĐ-NH1, lãi suất cho vay tái chiết khấu đối với các ngân hàng được tính trên lãi suất của chứng từ xin tái chiết khấu theo tỷ lệ nhất định.
- Từ năm 1994 - 1998:
Từ năm 1994, mức lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng do đây là giai đoạn đầu tư nước ngoài tăng cao, nhu cầu đầu tư xã hội tăng mạnh, tổng cầu nền kinh tế tăng; giá cả một số mặt hàng như giá điện, xăng, xi măng tăng; chi tiêu của Chính phủ tăng. CSTT thời kỳ này hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát. Cụ thể:
NHNN điều chỉnh tăng lãi suất TCV (theo Quyết định số 45/QĐ-NH1 ngày 23/3/1994). Bên cạnh đó, NHNN chính thức thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng khi thực hiện TCV đối với các ngân hàng và Quỹ tín dụng trung ương dưới hình thức cho vay thế chấp chứng từ (tín phiếu kho bạc và khế ước cho vay ngắn hạn) và cho vay theo đối tượng chỉ định với thời hạn cho vay tối đa là 6 tháng (theo Quyết định số 285/QĐ-NH14 ngày 10/11/1994). Việc cho vay này được NHNN thực hiện trên cơ sở xem xét sự thiếu hụt thanh toán của NHTM, đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng cho hệ thống ngân hàng.
Tiếp tục hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát, để hạn chế và rút bớt tiền khỏi lưu thông, năm 1995, NHNN ngưng TCV cho các NHTM, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và giảm hoạt động tín dụng của các NHTM. Đến cuối năm 1995, dư nợ cho vay TCV của NHNN đã giảm xuống 13% so với năm 1994.
Năm 1996, vừa để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng, vừa hạn chế việc vay tiền từ NHNN cũng như việc cung ứng quá mức về tín dụng của các NHTM cho nền kinh tế, NHNN đã thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thiếu khả năng thanh toán tạm thời nhưng với lãi suất ở mức tối đa. Vì vậy, cuối năm 1996, dư nợ cho vay TCV chỉ tăng 3,5% so với năm 1995.
Như vậy trong giai đoạn đầu, hoạt động TCV được thực hiện qua hình thức cho vay thế chấp bằng các khế ước tín dụng của NHTM, trong đó có những khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi theo chỉ định của Chính phủ. Do đó, các ngân hàng có xu hướng lựa chọn những khế ước tín dụng có lãi suất thấp để thế chấp tại NHNN
52
nhằm giảm chi phí đi vay, trong khi lãi suất TCV được xác định dựa theo lãi suất cho vay (thường là lãi suất cao nhất) của các NHTM và được điều chỉnh linh hoạt theo mục tiêu của CSTT. Vì vậy, mức lãi suất TCV chưa có tác dụng đáng kể đối với việc điều tiết nhu cầu vay vốn của các NHTM. Mặt khác, dùng khế ước tín dụng của NHTM để đảm bảo về khả năng trả nợ của chính ngân hàng là việc cấp tín dụng có tiềm ẩn rủi ro. Hình thức TCV của NHNN chủ yếu là cho vay theo đối tượng được chỉ định nên chưa được thực hiện một cách phổ biến trong toàn hệ thống NHTM mà chỉ tập trung với 4 NHTM quốc doanh. Năm 1996, mức TCV cho các ngân hàng quốc doanh chiếm 93% tổng mức TCV. Điều này hạn chế khả năng cạnh tranh bình đẳng của các TCTD trên thị trường.
Năm 1997, theo Luật NHNN mới được thông qua, NHNN thực hiện TCV cho các ngân hàng theo 3 hình thức: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG ngắn hạn khác; và cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các GTCG ngắn hạn khác. Đồng thời, nhằm bù đắp khó khăn tạm thời trong thanh toán của các ngân hàng, NHNN chấp thuận cho các TCTD được sử dụng ngoại tệ bằng Đô la Mỹ để cầm cố (theo Quyết định số 431/1997/QĐ-NHNN14 ngày 24/12/1997). Lãi suất TCV bắt đầu được điều chỉnh từ quy định dựa trên lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế sang quy định mức lãi suất cụ thể. Theo đó, từ 26/5/1997, lãi suất TCV là 1,1%/tháng (theo Quyết định số 151/QĐ-NH1 ngày 26/5/1997). Khi các NHTM đã tích cực hơn trong việc trả nợ NHNN và khả năng huy động vốn của các NHTM tăng lên khiến mức dư nợ TCV giảm 11,9% so với năm 1996 nên từ 01/7/1997, lãi suất TCV được điều chỉnh giảm còn 0,9%/tháng (theo Quyết định số 198/QĐ-NH1 ngày 28/6/1997).
Năm 1998, nhằm hạn chế sự gia tăng lạm phát do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, kể từ ngày 21/1/1998, NHNN tăng lãi suất TCV lên 1,1%/tháng.
Tóm lại trong giai đoạn này, NHNN đã sử dụng linh hoạt công cụ TCV, hạn chế được mức tăng cung tiền, lãi suất tăng lên, chi tiêu giảm khiến cầu giảm, giá cả
53
giảm, tốc độ lạm phát giảm xuống từ 14,4% (năm 1994) xuống còn 12,7% (năm 1995); 4,5% (năm 1996); 3,6% (năm 1997) và 9,2% (năm 1998).
- Từ cuối năm 1999 - tháng 6/2012:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực từ cuối năm 1997, tăng trưởng GDP đã sụt giảm từ mức 8,2% (năm 1997) xuống còn 5,8% (năm 1998) và 4,8% (năm 1999). Nhằm ngăn chặn sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, NHNN thực hiện điều chỉnh công cụ TCV theo hướng nới lỏng một cách thận trọng, khuyến khích các TCTD mở rộng tín dụng. Các hình thức cho vay theo chỉ định của Chính phủ trước đây (từng chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay tái cấp vốn) đã giảm mạnh qua các năm. Trong giai đoạn này, hình thức TCV và các mức lãi suất (lãi suất TCV và lãi suất tái chiết khấu) được quy định như sau:
❖ về hình thức tái cấp vốn:
Từ năm 1999 đến hết năm 2010, NHNN tiếp tục thực hiện TCV theo 3 hình thức được quy định trong Luật NHNN năm 1997. Từ năm 2011, theo Luật NHNN mới, TCV là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. Trong đó, việc quy định và thực hiện việc TCV cho TCTD theo 3 hình thức: chiết khấu GTCG; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG; và các hình thức TCV khác. Đối tượng áp dụng đã được mở rộng cho các TCTD, không chỉ là các ngân hàng như trước đây. Cụ thể::
• Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng:
Đây là hình thức TCV dựa trên các hồ sơ tín dụng TCTD đã cho vay khách hàng. Do những nhược điểm của hình thức này nên NHNN hạn chế việc sử dụng. Tuy nhiên, để hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời và hỗ trợ phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, ngày 04/5/2012, NHNN đã ban hành Thông tư sô 15/2012/TT- NHNN quy định về việc NHNN TCV dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD. Theo Thông tư, nhằm hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời, mức TCV tối đa bằng 60% và nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ,
54
mức TCV tối đa bằng 80% tổng dư nợ thực tế của các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm đề nghị TCV.
• Chiết khấu GTCG:
Sau khi Luật NHNN năm 1997 có hiệu lực và đưa vào áp dụng, Quy chế nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng được ban hành (theo Quyết định số 356/1999/QĐ-NHNN14 ngày 06/10/1999). Đây là văn bản pháp quy đầu tiên hướng dẫn nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu GTCG ngắn hạn của NHNN. Hình thức cho vay chiết khấu, tái chiết khấu chính thức được bổ sung vào hệ thống TCV của NHNN. Theo đó, các loại GTCG được giao dịch là GTCG ngắn hạn là tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN.
Sau một thời gian áp dụng, trước yêu cầu đổi mới về hoạt động chiết khấu GTCG, Quy chế mới được ra đời (ban hành theo Quyết định số 906/2002/QĐ- NHNN ngày 26/8/2002). Hình thức chiết khấu được quy định gồm 2 loại là chiết khấu có kỳ hạn và chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG (các GTCG có thời gian còn lại tối đa 90 ngày thay cho 30 ngày như trước).
Năm 2003, Luật NHNN năm 1997 có sửa đổi, bổ sung hình thức TCV. Vì vậy, để phù hợp với quy định mới, NHNN ban hành quy định cho phép các GTCG dài hạn được phép tham gia chiết khấu, tái chiết khấu.
Năm 2004, NHNN quy định bổ sung các GTCG dài hạn được giao dịch bao gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình trung ương và công trái xây dựng Tổ quốc. Đồng thời, thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu hàng quý cho các NHTM giúp cho thủ tục thực hiện giao dịch được chủ động và linh hoạt hơn, không phải thông qua sự phê duyệt của Thống đốc như trước.
Ngày 29/4/2008, Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu GTCG được sửa đổi một số điều (theo Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN),cụ thể: chiết khấu GTCG được hiểu là nghiệp vụ NHNN mua ngắn hạn các GTCG còn thời hạn thanh toán. Đồng thời, việc phân bổ hạn mức chiết khấu được NHNN căn cứ không chỉ trên tổng hạn mức chiết khấu mà còn dựa trên mức ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ.
55
Bên cạnh đó, để tăng tính hấp dẫn của công cụ này, NHNN giảm mức lãi suất quá hạn áp dụng với các TCTD từ 200% xuống còn 150% lãi suất chiết khấu.
Để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN, ngày 31/8/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 26/2011/TT-NHNN. Theo đó, NHNN có sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu.
Năm 2012, để thực hiện CSTT quốc gia hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hoàn thiện các quy định về hoạt động cho vay của NHNN đối với các TCTD, ngày 16/02/2012, Thông tư số 01/2012/TT-NHNN được ban hành, quy định về việc chiết khấu GTCG của NHNN đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thay thế toàn bộ Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng và một số văn bản sửa đổi, bổ sung của Quy chế trước đây.
Hiện nay, chiết khấu được thực hiện theo 2 phương thức là trực tiếp và gián tiếp, dưới 2 hình thức: chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG và chiết khấu có kỳ hạn.
• Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG:
Thực chất đây là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm (cho vay cầm cố) được các TCTD sử dụng phổ biến trong quan hệ vay vốn với NHNN. Theo hình thức này, NHNN cho vay các TCTD trên cơ sở TCTD cầm cố GTCG thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Điểm khác biệt giữa hình thức này với hình thức chiết khấu GTCG là NHNN không được chuyển giao quyền sở hữu GTCG mà chỉ nắm giữ, quản lý GTCG với tư cách là tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng một cách phù hợp, ngày 30/3/2001, NHNN ban hành Quyết định số 251/2001/QĐ- NHNN về Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG ngắn hạn; thay thế các quy định về TCV theo hình thức thế chấp Tín phiếu Kho bạc trước đây. Theo đó, tài
56
sản cầm cố bao gồm tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN và các loại GTCG ngắn hạn khác. Mức cho vay được xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của ngân hàng, hạn mức cho vay cầm cố còn được sử dụng và số tiền được thanh toán của GTCG cầm cố khi đến hạn. Việc thế chấp bằng các khế ước cho vay được quy định là một hình thức TCV khác của NHNN và NHNN đã bỏ hình thức thế chấp bằng số dư ngoại tệ.
Năm 2003, để phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN năm 1997, NHNN đã ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG của NHNN đối với các ngân hàng theo Quyết định số 1452/2003/QĐ- NHNN ngày 03/11/2003 (Quyết định 1452/2003). Theo đó, quy định bổ sung GTCG dài hạn là đối tượng được chấp thuận cầm cố tại NHNN, bao gồm: công trái, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành và các GTCG khác do Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ; thời hạn thanh toán còn lại của các GTCG này tối đa đến 2 năm. Hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG của NHNN chỉ áp dụng với các ngân hàng. Đồng thời, NHNN không xem xét gia hạn đối với các khoản cho vay cầm cố. Mặt khác, các quy định về cầm cố trái phiếu đặc biệt trong quan hệ vay vốn của NHTM nhà nước tại NHNN cũng được hướng dẫn cụ thể tại Quy chế ban hành theo Quyết định số 1509/2003/QĐ- NHNN ngày 14/11/2003.
Năm 2004, theo Quyết định số 94/2004/QĐ-NHNN ngày 20/01/2004 (Quyết định 94/2004) về việc sửa đổi một số điều của Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG, các loại GTCG được cầm cố được quy định cụ thể hơn, bao gồm: tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ (gồm tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng Tổ quốc) và các GTCG khác được Thống đốc quy định. Đồng thời, một số quy định về quy trình, thủ tục vay vốn và xử lý tài sản cầm cố được sửa đổi bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng. Tuy nhiên, khoản mục đưa ra khái niệm về hạn mức cho vay cầm cố tại Quyết định 1452/2003 được bãi bỏ nhưng lại không đề
57
cập đến việc sửa đổi quyết định mức cho vay cầm cố không còn căn cứ vào hạn mức cho vay cầm cố. Đây là điểm sửa đổi chưa chặt chẽ của Quyết định 94/2004.
Dựa trên nội dung bãi bỏ hạn mức cho vay cầm cố tại Quyết định 94/2004, căn cứ quyết định mức cho vay cầm cố của NHNN được bổ sung và làm rõ tại Thông tư số 03/2009/TT-NHNN ngày 02/3/2009. Đồng thời, Thông tư cũng mở rộng phạm vi áp dụng hình thức cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG của NHNN: áp dụng đối với các TCTD là ngân hàng và các TCTD không phải là ngân hàng khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, NHNN có thể xem xét gia hạn khoản cho vay cầm cố nhưng thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn cho vay lần đầu.
Nhằm hướng dẫn và cụ thể hóa các quy định cho vay có đảm bảo bằng cầm cố GTCG của NHNN đối với các TCTD, từ tháng 0/2011, Quy trình cho vay cụ thể đã được NHNN ban hành
❖ về ấn định các mức lãi suất:
Để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường và thực hiện giải pháp kích cầu của Chính phủ, lãi suất TCV được điều chỉnh từ 1,1%/tháng (từ ngày 21/1/1998) xuống còn 1,0%/tháng (từ ngày 01/02/1999), 0,85%/tháng (từ ngày 01/6/1999), 0,7%/tháng (từ ngày 04/9/1999) và 0,5%/tháng (từ ngày 01/11/1999).
Các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu GTCG cho NHTM cũng được đưa vào sử dụng để bổ sung thêm công cụ điều chỉnh lãi suất và tạo khả năng cân đối nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng. Ngày 05/11/1999, NHNN ban hành Quyết định số 397/1999/QĐ-NHNN1 quy định lãi suất chiết khấu đối với các TCTD là 0,45%/tháng, thấp hơn so với lãi suất TCV là 0,05%/tháng.