Dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 34)

DTBB là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW [8, tr.338].

NHTW quy định tỷ lệ DTBB (tính theo %) so với tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó.

21

Mức DTBB được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, loại tiền gửi, quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.

- Cơ chế tác động:

Bằng việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB, công cụ này tạo ra những tác động về lượng và về giá. Cụ thể, khi NHTW tăng tỷ lệ DTBB, một bộ phận dự trữ dư thừa sẽ được chuyển đổi bổ sung vào lượng DTBB. Điều này khiến khả năng cho vay của NHTM giảm, kéo theo sự suy giảm mức cung tiền (MS).

Mặt khác, do ảnh hưởng của hệ số nhân tiền, một lần nữa, cung tiền thực tế ra nền kinh tế phải đối mặt với nguy cơ gánh chịu tác động cộng hưởng bắt nguồn từ sự suy giảm MS. Khả năng đáp ứng cầu tiền (trong điều kiện không có sự thay đổi đáng kể) theo đó bị thu hẹp, dẫn tới hiện tượng gia tăng lãi suất.

Tương tự, NHNN quyết định giảm tỷ lệ DTBB sẽ gây nên những ảnh hưởng ngược lại.

- Ưu điểm:

Sự thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các TCTD vì thế DTBB là phương tiện để NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng, giúp NHTW điều khiển hệ thống TCTD, thực thi CSTT theo các mục tiêu đã định.

NHTW có thể tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng thông qua việc thay đổi tỷ lệ DTBB.

NHTW có thể sử dụng công cụ DTBB để thiết lập mối quan hệ phụ thuộc về vốn giữa NHTW và hệ thống TCTD.

- Nhược điểm:

Công cụ này có ảnh hưởng rất mạnh (theo cấp số nhân) đến lượng tiền cung ứng và lãi suất. Chỉ cần một thay đổi nhỏ tỷ lệ DTBB cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể những yếu tố trên. Vì thế, việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ DTBB khiến cho các TCTD rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm phát sinh tăng chi phí. Chính điều này làm cho công cụ DTBB trở nên thiếu linh hoạt.

22

Mặt khác, sự thay đổi DTBB (đặc biệt trong trường hợp tăng) gây ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp đến lượng vốn khả dụng của hệ thống TCTD. Vì thế công cụ này cần được sử dụng kết hợp với các công cụ khác nhằm điều chỉnh lượng vốn khả dụng các TCTD khi cần thiết.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 32 - 34)