Công cụ dự trữ bắt buộc

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 66)

e. Tái cấp vốn

2.2.1.1. Công cụ dự trữ bắt buộc

DTBB là công cụ gián tiếp được quan tâm sử dụng sớm nhất ở Việt Nam. - Từ năm 1990 - 1993:

Đây là giai đoạn NHNN tiếp tục thực hiện CSTT thắt chặt, hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Năm 1990, Pháp lệnh Ngân hàng quy định tỷ lệ DTBB ít nhất ở mức 10% và nhiều nhất ở mức 35% trên toàn bộ tiền gửi ở TCTD. Trong trường hợp cần thiết, tỷ lệ DTBB được quyết định tăng trên mức 35% và NHNN trả lãi cho mức tăng đó.

Năm 1992, Quy chế DTBB đối với TCTD và quy định về tỷ lệ DTBB chính thức được ban hành và đưa vào áp dụng.

Trong giai đoạn này, NHNN thực hiện áp dụng tỷ lệ DTBB đối với toàn bộ tiền gửi huy động của TCTD, được giữ trên một tài khoản riêng và chỉ áp dụng đối với NHTM Nhà nước (theo Quyết định số 81/QĐ-NH1 ngày 24/4/, NHNN trả lãi phần vượt tiền gửi DTBB của TCTD là 0,1%/tháng).

42

Thời kỳ này, thông qua cơ chế DTBB, NHNN đã theo dõi được tình hình thanh toán và khống chế khả năng tạo tiền của các TCTD, góp phần phát huy hiệu quả điều hành CSTT của NHNN. Tuy nhiên khi mức lạm phát đã được kiềm chế, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng cao, cơ chế DTBB đã bộc lộc một số điểm không phù hợp và cần phải điều chỉnh.

- Từ năm 1994 - 1999:

Đây là thời kỳ kinh tế Việt Nam không những kiềm chế thành công lạm phát mà còn có mức tăng trưởng cao. Cơ chế DTBB thời kỳ này đã có sự “nới lỏng” ở một số điểm, cụ thể:

Từ tháng 2/1994, tiền gửi để tính DTBB chỉ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ áp dụng là 10% (tháng 10/1995). NHNN trả lãi phần vượt tiền DTBB của TCTD trên tài khoản không kỳ hạn tại NHNN theo lãi suất 0,2%/tháng. Tiền gửi DTBB cùng với tiền gửi thanh toán của các TCTD được thống nhất vào một tài khoản chung là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN. Điều này giúp các TCTD giảm bớt việc dự trữ vượt và thuận tiện cho quá trình thanh toán.Ngoài ra, đối tượng áp dụng đã mở rộng bao gồm ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và công ty tài chính. DTBB được tính trên cơ sở hàng ngày, số lần tính DTBB hàng tháng tăng lên (15 ngày 1 kỳ).

Từ tháng 12/1997, tỷ lệ DTBB là 10% tính trên tổng số tiền gửi huy động có kỳ hạn dưới 24 tháng (theo Quyết định số 397/1997/QĐ-NHNN1 ngày 01/12/1997). Quy chế DTBB đối với các TCTD cũng đã được ban hành (theo Quyết định số 396/1997/QĐ-NHNN1). Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động đồng thời nâng cao khả năng điều tiết của công cụ này, mức DTBB được tính bình quân theo kỳ DTBB hàng tháng.

Khi Luật NHNN được thông qua năm 1997 bắt đầu có hiệu lực thi hành, từ 01/10/1998, tỷ lệ DTBB đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi được quy định từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD.

Ngày 10/02/1999, theo “Quy chế DTBB đối với các TCTD” được NHNN ban hành theo Quyết định số 51/1999/QĐ-NHNN1, đối tượng phải thực hiện DTBB

Quyết định hiệu lựcNgày VND (%) Ngoại tệ (%) , 441/2000/QĐ-NHNN1 ngày 10/10/2000 11/2000 5 8 496/2000/QĐ-NHNN ngày 01/12/2000 12/2000 5 12 560/2000/QĐ-NHNN ngày 27/4/2001 05/2001 3 15 43

đã được mở rộng hơn nữa, bao gồm Quỹ tín dụng nhân dân, Hợp tác xác tín dụng. Tiền gửi tính DTBB được phân chia thành tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên. Trong đó, tỷ lệ DTBB áp dụng đối với số dư tiền gửi từ 12 tháng trở lên là 0%.

Như vậy, việc điều chỉnh cơ chế DTBB phù hợp với mục tiêu của CSTT hàng năm, thể hiện việc chuyển từ chính sách thắt chặt trong các năm trước sang chính sách nới lỏng, góp phần điều tiết linh hoạt khối lượng tiền tệ, dư nợ tín dụng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.

- Từ năm 2000 - 2002:

Đây là giai đoạn giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh và có lúc xuống đến mức âm, NHNN đã liên tục giảm tỷ lệ DTBB để nới lỏng CSTT nhằm khuyến khích mở rộng dư nợ tín dụng, kích thích đầu tư, giảm áp lực đối với lãi suất.

Bên cạnh đó, trước những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, lãi suất quốc tế tăng cao tác động đến lãi suất huy động USD trong nước, công chúng có xu hướng chuyển từ VND sang USD khiến số dư tiền gửi USD tăng mạnh. Để góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa, hạn chế việc các TCTD huy động tiền USD qua việc nâng lãi suất huy động để gửi ra nước ngoài hưởng chênh lệch lãi suất, đồng thời khuyến khích các TCTD cho vay trong nước, tỷ lệ DTBB đã được quy định phân biệt đối với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ, cụ thể là tăng đối với tiền gửi ngoại tệ, trong khi giảm đối với tiền gửi bằng VND (xem Bảng 2.1). Việc làm này của NHNN đã có tác dụng làm tăng chi phí huy động đối với ngoại tệ, góp phần tạo lợi thế so sánh cho đồng Việt Nam, hạn chế sự chuyển vốn từ đồng Việt Nam sang ngoại tệ.

Tuy nhiên, từ tháng 11/2001, khi lãi suất trên thị trường quốc tế giảm mạnh, để giảm bớt khó khăn cho các NHTM, NHNN đã hạ tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ để phù hợp với xu hướng của quốc tế (xem Bảng 2.1).

44

Bảng 2.1: Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ năm 2000 - 2002

1472/2001/QĐ-NHNN ngày 23/11/2001 12/2001 3 10 270/2002/QĐ-NHNN ngày 01/4/2002 04/2002 3 8 1277/2002/QĐ-NHNN ngày 18/11/2002 12/2002 3 5

Quyết định hiệu lựcNgày VND(%) Ngoại tệ(%) ■

582/2003/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003 08/2003 3 4 831/2003/QĐ-NHNN ngày 30/7/2003 08/2003 2 4 796/2004/QĐ-NHNN ngày 25/6/2004 07/2004 5 8

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [14]

Đồng thời, nhằm khuyến khích các TCTD huy động vốn bằng VND, NHNN quy định chỉ trả lãi đối với tiền gửi DTBB bằng đồng Việt Nam, không áp dụng trả lãi đối với tiền gửi DTBB bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, các quy định của NHNN cũng góp phần khuyến khích các cá nhân có ngoại tệ bán cho ngân hàng, các tổ chức kinh tế thực hiện các giao dịch phái sinh bằng ngoại tệ với các TCTD, tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường ngoại hối trong nước.

- Từ năm 2003 - tháng 6/2012:

Ngày 09/6/2003, NHNN ban hành“Quy chế DTBB đối với các TCTD” (theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN). Trong đó nêu rõ:

o Tiền gửi DTBB là số tiền mà các TCTD phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN, nghĩa là NHNN không chấp thuận việc DTBB bằng các loại GTCG như Trái phiếu chính phủ hoặc DTBB bằng tiền mặt tồn quỹ tại các TCTD;

o Đối tượng thực hiện DTBB là các TCTD được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, nghĩa là đối tượng áp dụng có thêm công ty cho thuê tài chính;

o Việc duy trì DTBB được tính theo phương pháp bình quân hàng tháng.

o NHNN thực hiện trả lãi phần vượt hoặc xử phạt phần thiếu DTBB.

45

Năm 2004, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá cao (GDP đạt 7,8%), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 58,4 tỷ USD; tăng 28,6% so với năm 2003 trong khi chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao vượt mục tiêu. Để kiểm soát lạm phát, hạn chế việc mở rộng tín dụng của các TCTD, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB (xem Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ năm 2003 - 2004

Quyết định Ngày hiệu lực VND (%) Ngoại tệ (%) 1141/QĐ-NHNN ngày 28/5/2007 06/01/200 7 10 (1) - 4(2) 10(1) - 4(2) 187/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 02/2008 11(1) - 5(2) 11(1) - 5(2) 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 11/2008 10(1) - 4(2) 9(1) - 3(2) 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 01/12/200 8 8 (1) - 2(2) 9(1) - 3(2) 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 05/12/200 8 6 (1) - 2(2) 7(1) - 3(2) 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 01/2009 5(1) - 1(2) 7(1) - 3(2)

Quyết định hiệu lựcNgày Lãi suất DTBB(%/năm)

1907/QĐ-NHNN ngày 29/08/2008 01/09/2008 3,6

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [14]

Bên cạnh đó, để khắc phục hạn chế việc quy định trả lãi cho tiền gửi DTBB của năm 2003, theo Quyết định số 923/QĐ-NHNN ngày 20/07/2004, NHNN quy định việc trả lãi 1,2%/năm cho phần tiền gửi DTBB bằng VND trong phạm vi mức DTBB quy định, phần vượt DTBB không được hưởng lãi, điều này đã góp phần giảm bớt chi phí vốn cho các TCTD. Trong khi đó, cách tính lãi suất với DTBB bằng ngoại tệ không thay đổi.

Giai đoạn từ năm 2005 - 2007 là giai đoạn có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (chiếm đến 39% GDP), riêng năm 2007 chiếm 15%. Khối lượng tiền tệ tăng 30% mỗi năm. Nhằm hạn chế mức tín dụng của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, tỷ lệ DTBB tiếp tục được điều chỉnh tăng. Kết quả là duy trì được mức lạm phát ở mức trung bình 9,2%; mức tăng trưởng GDP trung bình 8,4%.

Năm 2008, mức lạm phát tăng mạnh (CPI của 3 tháng đầu năm đã tăng 9,1% và vượt xa chỉ tiêu của cả năm 2008). Trước tình hình đó, NHNN đã mở rộng diện các loại tiền gửi phải DTBB gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Tỷ lệ DTBB cũng được tăng 1% so với tỷ lệ quy định trước đó. Đến Quý III/2008, khi

46

nền kinh tế theo chiều hướng tốt lên, mức lạm phát có xu hướng giảm, NHNN đã điều chỉnh giảm dần tỷ lệ DTBB.

Bảng 2.3: Tỷ lệ DTBB từ năm 2007 - 2008

(1): đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng (2): đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [14]

Mặc dù điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB nhằm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM và hút bớt tiền từ lưu thông về hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát, song trong việc điều hành CSTT, NHNN đã linh hoạt điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí vốn cho các TCTD.

2133/QĐ-NHNN ngày 25/09/2008 01/10/2008 50 2321/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 1ÕÕ 2950/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 05/12/2008 9,0 3162/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 22/12/2008 85 174/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009 01/02/2009 3,6 1681/QĐ-NHNN ngày 17/07/2009 01/08/2009 1,2

47

Tính đến tháng 6/2012, nền kinh tế tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức. Lạm phát và nhập siêu ở mức cao; thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm; lãi suất ngân hàng (do ảnh hưởng của lạm phát) vẫn ở mức cao ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao do mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cao trong nhiều năm, từ cuối năm 2010, NHNN đã điều hành CSTT theo hướng thắt chặt từng bước nhằm hút tiền từ lưu thông về nhưng vẫn hướng đến mục tiêu đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng. Theo đó, NHNN thực hiện nâng dần tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ (tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng) từ mức 6% (tháng 5/2011) lên 7% (tháng 6/2011) và hiện nay là 8% (từ tháng 9/2011). Đồng thời, NHNN không điều chỉnh tăng DTBB đối với VND mà hướng đến việc sử dụng các công cụ khác bởi trong khi lãi suất huy động VND đã được quy định bằng trần lãi suất, việc tăng DTBB đối với VND sẽ khiến mặt bằng lãi suất cho vay tăng lên khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Năm 2011, trong bối cảnh chênh lệch lãi suất tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ lớn dẫn đến nhu cầu tín dụng bằng ngoại tệ liên tục tăng cao làm mất cân đối trong cung - cầu ngoại tệ và để khống chế tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm 2011, NHNN đã thể hiện động thái của mình nhằm mục đích giảm áp lực tỷ giá, kiềm chế lạm phát bằng việc tiếp tục tăng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng USD; quy định từ kỳ duy trì DTBB tháng 9/2011, tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD tại nước ngoài bắt đầu được đưa vào diện tiền gửi phải DTBB (theo Quyết định số 1972/QĐ-NHNN, tỷ lệ này là 1% trên số dư tiền gửi phải DTBB); giảm lãi suất tiền gửi vượt DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD tại NHNN từ 0,1%/năm xuống 0,05%/năm, áp dụng từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 10/2011 (theo Quyết định số 2209/QĐ-NHNN ngày 06/10/2011).

Qua việc tăng tỷ lệ DTBB, giảm lãi suất đối với phần tiền gửi ngoại tệ vượt DTBB, các ngân hàng sẽ phải giảm lãi suất huy động đồng thời tăng lãi suất cho vay ngoại tệ để bù đắp chi phí cho lượng vốn huy động phải thực hiện DTBB, từ đó

48

hạn chế tình trạng vay ngoại tệ của các doanh nghiệp, mức tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ sẽ được hạn chế, tạo điều kiện ổn định cho thị trường tiền tệ và ngoại hối. Mặt khác, lãi suất huy động USD giảm, dân chúng sẽ bán USD để chuyển sang gửi VND, làm giảm tình trạng giữ ngoại tệ, tăng cung ngoại tệ cho thị trường là cơ sở để ổn định tỷ giá, làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia (cuối năm 2011, dự trữ ngoại hối là 9 tỷ USD; 6 tháng đầu năm 2012, mức tăng thêm là hơn 10 tỷ USD), đồng thời giảm được tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Để bảo đảm sự linh hoạt trong điều hành CSTT của NHNN, Luật NHNN mới năm 2011 đã bỏ quy định về giới hạn tỷ lệ DTBB từ 0% đến 20%, đồng thời nâng cao thẩm quyền của NHNN trong việc trả lãi đối với tiền gửi DTBB và tiền gửi vượt DTBB. Mặt khác, để hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Thông tư số 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN đối với một số TCTD, ngày 02/02/2012, NHNN đã có thông báo đối với 5 TCTD là các TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70% kể từ tháng 2/2012 đến tháng 7/2012, sẽ áp dụng tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 so với tỷ lệ DTBB thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi.

Tóm lại, công cụ DTBB được NHNN sử dụng qua các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn trước năm 2003:

Tháng 5/1990, sau khi “Pháp lệnh NHNN Việt Nam”, “Pháp lệnh Ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” được ban hành thì các NHTM Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các quy định về DTBB.

Năm 1992, Quy chế DTBB đối với TCTD và quy định về tỷ lệ DTBB chính thức được ban hành. Thời gian đầu, NHNN áp dụng tỷ lệ DTBB đối với toàn bộ tiền gửi huy động của các NHTM Nhà nước. Sau đó, đối tượng TCTD phải thực hiện DTBB được mở rộng và tiền gửi để tính DTBB đã được quy định lại theo tính chất kỳ hạn cũng như loại đồng tiền (nội tệ, ngoại tệ) của mỗi loại tiền gửi.

Giai đoạn này, đặc biệt giai đoạn giảm phát từ năm 2000 - 2001, NHNN duy trì tỷ lệ DTBB thấp nhằm khuyến khích mở rộng dư nợ tín dụng, kích thích đầu tư,

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w