Lợi thế của công cụ gián tiếp

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 94)

e. Tái cấp vốn

2.3.1.1. Lợi thế của công cụ gián tiếp

Trong điều hành CSTT, việc sử dụng các công cụ gián tiếp giúp NHNN có thể can thiệp đến thị trường một cách linh hoạt, chủ động và có hiệu quả.

Thứ nhất, NHNN có thể chủ động kiểm soát được mức tăng của tổng phương tiện thanh toán (M2) qua việc sử dụng công cụ DTBB. Cụ thể, qua mức biến động số dư tiền gửi DTBB của các TCTD trong kỳ dự trữ, NHNN có thể quản lý và dự báo được tình hình vốn trên thị trường, từ đó kiểm soát và điều chỉnh mức cung tiền đối

Năm 2001 200 2 2003 2004 200 5 2006 2007 200 8 2009 2010 8 tháng 2011 75

tức khống chế vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng theo ý muốn của NHNN. Mặt khác, hiện nay NHNN quy định tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ cao hơn tiền gửi bằng đồng Việt Nam đã góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế.

Thứ hai, hoạt động TCV bước đầu đã hình thành cơ chế cho vay của NHNN nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về nguồn vốn của các TCTD, tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng ngắn hạn có kiểm soát của NHNN. Thông qua hoạt động này, NHNN có thể kiểm soát được hạn mức tín dụng TCV đối với các TCTD và hạn mức của TCTD đối với nền kinh tế.

Thứ ba, thông qua nghiệp vụ TTM, NHNN có thể điều hòa linh hoạt tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Đây là kênh chủ yếu để NHNN bơm tiền ra hay hút tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng trong điều hòa vốn khả dụng của các TCTD. Đồng thời, NHNN có được nguồn thông tin về tình hình nguồn vốn của các TCTD và tình hình thị trường tiền tệ để làm cơ sở cho điều hành CSTT.

Một phần của tài liệu 1443 đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ gián tiếp của NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w