Tần suất giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động vinaphone của khách hàng tại tỉnh vĩnh long (Trang 63 - 67)

Bảng 4.1: Tần suất giới tính

Giới tính Tần suất (người) Phần trăm (%) Tổng phần trăm (%)

Nam 116 58,0 58,0

Nữ 84 42,0 100,0

Tổng 200 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát )

Từ bảng 4.1 cho thấy, trong 200 khách hàng được phỏng vấn, có 116 khách hàng là nam chiếm 58% và 84 khách hàng là nữ chiếm 42%. Tỷ lệ này cho thấy bộ số liệu không chênh lệch nhiều về khách hàng giữa nam và nữ. Điều này sẽ làm tăng cao độ tin cậy cho bộ số liệu. Vì đối với việc sử dụng điện thoại di động thì giữa nam và nữ không có sự khác biệt nhiều.

4.1.2 Nhóm tuổi

Số lượng khách hàng được khảo sát được phân loại theo từng độ tuổi được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2: Tần suất nhóm tuổi

Nhóm tuổi Tần suất (Người) Phần trăm (%) Tổng phần trăm (%)

<=20 3 1,5 1,5

từ 21 đến 35 85 42,5 44,0

từ 36 đến 45 71 35,5 79,5

>45 41 20,5 100,0

Tổng 200 100,0

Từ bảng 4.2 cho thấy, khách hàng ở nhóm tuổi dưới 20 đang chiếm số lượng nhiều nhất là nhóm tuổi từ 21 đến 35 chiếm 85 người có tỷ lệ 42,5%. Thứ hai là nhóm tuổi từ 35 đến 45 chiếm 71 người có tỷ lệ 35,5%. Thứ ba là nhóm tuổi trên 45 có 41 người và chiếm tỷ trọng 20,5% và cuối cùng là nhóm dưới 20 tuổi có 03 người chiếm tỷ trọng 1,5% trong tổng số 200 khách hàng được phỏng vấn. Tỷ lệ này cho thấy bộ số liệu đã phản ánh đúng thực tế. Vì khi bàn về việc sử dụng điện thoại di động thì lứa tuổi từ 21 đến 35 đây là lưới tuổi học và làm việc là sử dụng nhiều nhất và sẽ thay đổi mạng cũng như là số điện thoại nhiều, vì đây là lứa tuổi sinh viên và người đi làm nên nhu cầu liên lạc của họ rất nhiều. Kế đến là lứa tuổi từ 35 đến 45là lứa tuổi đang làm việc họ đã chính chắn hơn về việc sử dụng mạng đi động. Nhưng họ vẫn có nhu cầu cao về liên lạc cho công việc cũng như là bạn bè, và họ thường trung thành hơn trong việc sử dụng mạng di động của mình, họ khó hơn trong việc thay đổi số điện thoại. Hai nhóm tuổi còn lại đa phần là học sinh, sinh viên và những người nghỉ hưu thì họ sẽ không có nhu cầu thay đổi mạng nữa, thường họ chỉ thích sử dụng một số điện thoại chính.

Nhìn chung thì khách hàng thuộc hai nhóm tuổi từ 21 đến 35 và từ 35 đến 45 có thể là khách hàng mục tiêu cho mạng Vinaphone nhưng bên cạnh đối nhóm khách hàng này rất khó giữ chân họ. Vì họ thường có sở thích thay đổi số điện thoại cũng như mạng di động của mình, đây cũng là điều thuận lợi đề Vinaphone tìm khách hàng và cũng gặp khó trong việc giữ chân khách hàng.

4.1.3 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của khách hàng được thể hiện qua bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Tần suất nhóm tuổi

Trình độ học vấn Tần suất (Người) Phần trăm (%) Tổng phần trăm (%)

Phổ thông 31 15,5 15,5

Trung cấp 24 12,5 27,5

Cao đẳng, đại học 125 62,5 90,0

Sau đại học 20 10,0 100,0

Tổng 200 100,0

Bảng 4.3 cho thấy, khách hàng ở trình độ phổ thông có 31 người chiếm tỷ lệ 15,5%, khách hàng trình độ trung cấp 24 người chiếm tỷ lệ 12%. Nhóm khách hàng có trình độ cao đẳng, đại học có 125 người chiếm tỷ lệ 62,5% cuối cùng là trình độ sau đại học có 20 người chiếm tỷ lệ 10%. Cho thấy bộ số liệu có độ tin cậy cao. Vì thực tế cho thấy rằng những người có trình độ cao đẳng, đại học là những khách hàng sử dụng điện thoại nhiều nhất thường một người sẽ sử dụng ít nhất là hai số thuê bao của các nhà mạng. Nếu Vinaphone nắm bắt được tâm lý của khách hàng có thuộc nhóm trình độ này thì sẽ tạo nên nhiều cơ hội gia tăng lượng khách hàng sử dụng mạng di động cho mình.

4.1.4. Nghề nghiệp

Khách hàng được khảo sát có nghề nghiệp được thể hiện qua bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4:Tần suất nghề nghiệp

Nghề nghiệp Tần suất (Người) Phần trăm (%) Tổng phần trăm (%)

Công chức - Viên chức 86 43,0 43,0

Giáo viên 14 7,0 7,0

Công nhân 12 6,0 6,0

Sinh viên - Học sinh 6 3,0 3,0

Kinh doanh/Buôn bán 24 12,0 12,0

Khác 58 29,0 29,0

Tổng 200 100,0 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát )

Bảng 4.4 cho thấy, nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu cũng khá đa dạng trong đó công chức - viên chức có 86 người chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), giáo viên có 14 người chiếm 14%, công nhân có 12 người chiếm 12%, sinh viên - học sinh có 06 người chiếm 6%, kinh doanh/buôn bán có 24 người chiếm 24%, các nghề nghiệp khác có 58 người chiếm 29%. Điều này cho thấy dịch vụ thông tin di động thu hút mọi đối tượng tham gia sử dụng.

4.1.5 Thu nhập

Bảng 4.5: Tần suất thu nhập

Thu Nhập Tần suất (Người) Phần trăm (%) Tổng phần trăm (%)

Dưới 3 triệu 13 6,5 6,5

3 triệu - dưới 5 triệu 49 24,5 31,0

5 triệu - dưới 10 triệu 111 55,5 86,5

Trên 10 triệu 27 13,5 100,0

Tổng 200 100,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát )

Kết quả phân tích từ bảng 4.5 cho thấy, số lượng khách hàng có thu nhập từ 3 triệu - dưới 5 triệu có 49 khách hàng với tỷ lệ 24,5% đứng thứ hai. Đứng thứ nhất là lượng khách hàng có thu nhập 5 triệu - dưới 10 triệu có 111 khách hàng với tỷ lệ 55,5%. Đứng thứ 3 và thứ 4 là nhóm khách hàng có thu nhập trên 10 triệu là 27 người chiếm tỷ lệ 13,5% và thu nhập dưới 3 triệu có 13 người chiếm tỷ lệ 6,5%. Qua đó cho thấy mẫu số liệu hoàn toàn phù hợp với thực tế vì với những khách hàng có thu nhập từ 5 triệu trở lên, khi sử dụng mạng điện thoại di động họ thường có sự so sánh những lợi ích mà họ được hưởng khi sử dụng một mạng di động nào đó. Cho nên khi mẫu khảo sát của đề tài có số lượng khách hàng thuộc nhóm thu nhập này cao sẽ giúp cho nhà mạng hiểu rỏ được nguyên nhân vì sao khách hàng chọn hoặc không chọn mạng di động của mình và đánh giá đúng hơn tình hình mạng Vinaphone. Vì vậy, trong tương lai Vinaphone nên chú ý nhiều đến nhóm khách hàng này, xem thái độ cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của mình.

4.1.6 Đang sử dụng mạng di động

Khách hàng sử dụng mạng Vinaphone đồng thời sử dụng mạng di động khác được thể hiện qua hình 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Số lượng chọn các mạng

Mạng Tần suất (Người) Phần trăm (%)

MobiFone 85 42,5

Viettel 64 32

Vietnamobile 08 4

Gmobile 10 5

Tổng 167 83,5

Qua bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ khách hàng chỉ sử dụng mạng Vinaphone là 16,5% trong tổng số khách hàng được khảo sát và sử dụng đồng thời với các mạng đối thủ trong đó hai đối thủ của Vinaphone là Mobifone với số lượng khách hàng chọn là 85 và Viettel là số lượng chọn 64. Vì vậy trong tương lai Vinaphone nên có những chiến lược phòng thủ phù hợp phòng ngừa hai đối thủ này. Ngoài ra với kết này cho thấy khả năng tổng thể của bộ số liệu, làm tăng độ chính xác vì có nhiều khách hàng sử dụng nhiều nhà mạng di động khác nhau.

4.1.7 Thời gian nghe gọi điện thoại trong ngày

Thời gian nghe gọi của khách hàng trong ngày được thể hiện qua bảng 4.7 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động vinaphone của khách hàng tại tỉnh vĩnh long (Trang 63 - 67)