Biến Diễn giải
Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha sau khi loại biến
QD1 Anh/Chị sẽ sử dụng Vinaphone khi có nhu cầu 0,608 0,722 QD2 Anh/Chị hoàn toàn hài lòng khi sử dụng mạng Vinaphone 0,663 0,662 QD3 Anh/Chị sẽ giới thiệu cho người khác sử dụng mạng Vinaphone 0,595 0,734
Hệ số Cronbach's Alpha 0,783
(Nguồn: phụ lục 1.11)
Từ hình 4.19 ta thấy, thang đo quyết định lựa chọn mạng Vinaphone của khách hàng có hệ số tin cậy Cronbach’S Alpha là 0,783 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0,3). Do vậy thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Như vậy sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’S Alpha với 27 biến quan sát đo lường cho 7 nhóm nhân tố ban đầu tác giả đã loại 03 biến còn lại 24 biến được giữ lại và một nhân tố quyết định lựa chọn với 03 biến quan sát để phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành với 24 biến đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.
4.3.1 Phân tích nhân tố thành phần biến độc lập
4.3.1.1 Phân tích nhân tố lần thứ nhất
Phân tích nhân tố lần thứ nhất (tại Phụ lục 3.1) được thể như sau:
- Kiểm định KMO = 0,736 thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1. Điều này có nghĩa phân tích nhân tố khám là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
- Kiểm định Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
- Tổng phần trăm phương sai trích (Cột Cumulative %) có giá 71.598điều này có nghĩa là 71.598% sự thay đổi của nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát tạo nên nhân tố.
- Tổng phương sai trích đạt được 1,127 >1 thỏa điều kiện.
- Trong ma trận xoay nhân tố tồn tại biến PV1 không có hệ số tải nên biến này bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
Như vậy tác giả sẽ loại biến PV1 và tiến hành phân tích nhân tố lần thứ 2 mô hình lúc này còn lại 23 biến quan sát.
4.3.1.2 Phân tích nhân tố lần thứ hai