Nâng cao chất lượng việc đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 100)

a. Căn cứ đề xuất giải pháp

Căn cứ vào nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương mà tác giả chỉ ra trong chương 2 là công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc còn đơn giản, chủ yếu là đánh giá từ các cấp quản lý và nội bộ, đánh giá qua lấy phiếu ý kiến của bệnh nhân còn chung chung, chưa có đánh giá của người nhà bệnh nhân nên chưa mang lại hiệu quả cao. Việc đánh giá đôi khi chỉ một chiều nên nảy sinh bất đồng quan điểm giữa quản lý và nhân viên.

b. Nội dung của giải pháp

Việc đánh giá thực hiện công việc được quan tâm sẽ cung cấp thông tin cơ bản về tình hình thực hiện công việc của người lao động, xem xét nhìn nhận lại những việc mà các cán bộ, nhân viên đã làm, nh m giúp họ biết được khả năng của mình, những thiếu sót trong quá trình làm việc để rút kinh nghiệm và cải thiện sự thực hiện công việc. Ngoài ra, giúp người quản lý nắm được tình hình thực hiện công việc của nhân viên, từ đó có thể đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn như đào tạo và phát triển, lương, thưởng, chế độ đãi ngộ, thăng tiến…

Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc chính là cơ sở để tiến hành đánh giá thực hiện công việc. Ngoài ra, dựa vào kết quả đánh giá, ban lãnh đạo bệnh

viện có thể thấy được những yêu cầu, đặc điểm của công việc hiện tại đã phù hợp với người lao động chưa, từ đó đưa ra những bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật các nhiệm vụ trong các bản mô tả công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Để nâng cao chất lượng đánh giá thực hiện công việc thì Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cần:

* Đối với đánh giá nội bộ:

- Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo bệnh viện và nhân viên y tế về tác dụng, tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc. Người đánh giá thực hiện công việc phải có năng lực bao gồm: lãnh đạo là người đánh giá chủ yếu, cần thiết và có hiệu quả nhất, tham khảo đánh giá của trưởng các khoa, phòng đánh giá về chuyên môn và kết quả công việc. Vì các trưởng phòng, ban, khoa là người tham mưu bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc cũng là người giám sát, quản lý trực tiếp, phân công công việc, nhiệm vụ cho từng người lao động trong phòng, ban, khoa mình, yêu cầu người lao động thực hiện công việc như thế nào và phải đạt kết quả ra sao; họ cùng làm việc hàng ngày với người lao động nên họ dễ dàng quan sát quá trình làm việc và tiếp xúc trực tiếp với người lao động hơn. Vì vậy, việc đánh giá thực hiện công việc sẽ đảm bảo chính xác, đầy đủ và sát thực hơn.

Ngoài ra, nếu có nguồn lực rồi dào thì bệnh viện có thể giao cho phòng chuyên biệt là Phòng đánh giá chất lượng phụ trách việc đánh giá thực hiện công việc. Các cán bộ được phân công sẽ thường xuyên đi kiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra hệ thống camera, máy ghi âm ... ghi lại các sai phạm, các điểm cần nhắc nhở, những điểm ưu tú, những khen ngợi của bệnh nhân và thân nhân để làm căn cứ đánh giá.

Chu kỳ đánh giá: hàng quý, 6 tháng và cả năm để tăng hiệu quả trong quản lý. Sau mỗi chu kỳ đánh giá, người thực hiện đánh giá nên lấy ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ nhân viên, công đoàn... về hệ thống đánh giá đã được áp dụng. Kết quả đánh giá có thể cho thấy được những tồn tại của công tác đánh giá, từ đó có thể đưa ra các biện pháp để điều chỉnh cho hợp lý nh m nâng cao chất lượng đánh giá thực hiện công việc.

- Xác định mục tiêu của công tác đánh giá: giúp cho nhân viên y tế biết được mức độ hoàn thiện công việc của mình. Hội đồng quản trị và ban giám đốc sẽ đánh giá được kết quả công việc của từng lao động, ưu nhược điểm của từng người, từ đó giúp họ khắc phục hạn chế yếu kém để nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, giúp lãnh đạo Bệnh viện ra các quyết định nhân sự như: đào tạo và phát triển, bổ nhiệm, lương, khen thưởng, kỷ luật, các đãi ngộ khác...

- Lựa chọn được phương pháp đánh giá thích hợp trên cơ sở các nguồn lực đang có. Phương pháp đánh giá: đa dạng, phải dễ hiểu, dễ thực hiện và cho kết quả chính xác, có thể sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá trong nội bộ và đánh giá từ bên ngoài. Hệ thống bảng biểu phải được thiết kế khoa học để có thể lấy ý kiến và tổng hợp dễ dàng. Có thể kết hợp nhiều phương pháp đánh giá như: Phương pháp truyền thống: người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình; phương pháp danh mục kiểm tra trực tiếp: Thông qua việc đi kiểm tra giám sát trực tiếp của bộ phận kiểm định chất lượng; phương pháp danh mục kiểm tra gián tiếp: Thông qua phiếu đánh giá của người bệnh và thân nhân của họ và phương pháp cho điểm.

Bệnh viện có thể sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo chỉ số KPI (KPI - Key Performance Indicator: chỉ số đánh giá thực hiện công việc). Việc sử dụng các chỉ số KPI góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công b ng, mang định lượng cao, có thể lượng hoá các tiêu chuẩn đem lại kết quả đánh giá thực hiện công việc chính xác, khách quan; giúp nhà quản trị theo dõi được tiến độ thưc hiện công việc, sát sao đến từng nhân viên để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết đồng thời tạo động lực cho nhân viên làm việc tự giác, thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc; hoặc đánh giá theo thang điểm năng lực, theo mục tiêu và kết quả đạt được. Đây cũng là căn cứ để xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp.

- Quan trọng nhất, xây dựng các qui trình đánh giá trên cơ sở khoa học với các tiêu thức phù hợp. Tiêu thức đánh giá đảm bảo tính rõ ràng, khách quan, phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với thực tế thực hiện công việc, được mọi người chấp nhận

và thực hiện. Tiêu thức đánh giá căn cứ vào bản mô tả công việc đối với từng vị trí công việc.

* Đánh giá từ bên ngoài:

- Đánh giá từ bệnh nhân: mẫu phiếu góp ý của người bệnh cần hướng dẫn chi tiết cách góp ý để các bệnh nhân có thể dễ dàng đưa ra các ý kiến đóng góp cho hợp lý. Các nội dung chính cần góp ý sẽ liên quan đến các vấn đề về khám chữa bệnh, cách giao tiếp, thái độ chăm sóc, phục vụ người bệnh trong vấn đề ăn uống, cung cấp quần áo, chăn màn và các dụng cụ sinh hoạt… Các nội dung góp ý cần ghi ngắn gọn, có tính chất xây dựng. Bệnh nhân góp ý cần ghi rõ tên tuổi, số giường, khoa, các ý kiến không có tên người gửi rõ ràng cũng sẽ được tiếp thu.

- Đánh giá từ người nhà bệnh nhân: tăng cường hiệu quả hoạt động của “Đường dây nóng” và duy trì, củng cố hòm thư góp ý. Thông tin phản ánh của người nhà bệnh nhân liên quan đến trang thiết bị, cơ sở vật chất; tư vấn về chăm sóc sức khỏe, chế độ bảo hiểm y tế, vận chuyển người bệnh, còn có những lời khen ngợi dành cho các tập thể, cá nhân, những lời cảm ơn gửi tới các bác sỹ, y tá với tinh thần, trách nhiệm, thái độ làm việc tích cực đối với người bệnh… Từ kênh thông tin này đã góp phần thay đổi phong cách giao tiếp ứng xử, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên y tế trong bệnh viện.

Việc lấy ý kiến đóng góp của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân góp phần đẩy mạnh thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” nh m tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, đồng thời, chung tay xây dựng hình ảnh người cán bộ y tế tận tâm vì công việc “lương y như từ mẫu”.

Ngoài ra, bệnh viện nên kết hợp đánh giá nội bộ với phiếu đánh giá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng thời có thể sử dụng phần mềm quản lý công việc thông minh, tích hợp đầy đủ các tính năng hỗ trợ đánh giá nhân viên hiệu quả: có thể tự động thống kê, báo cáo, ghi nhận quá trình làm việc của nhân viên, tự động cập nhật và báo cáo tiến độ kịp thời, giám sát chặt chẽ để thấy hiệu quả làm việc của từng nhân viên như phần mềm Wework...

Nhìn chung, nếu như công tác đánh giá thực hiện công việc được thực hiện tốt, kéo theo các hoạt động khác cũng có những kết quả khả quan, thì người lao động sẽ cảm thấy sự công b ng giữa tất cả mọi người.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

Đánh giá thực hiện công việc hiệu quả, đòi hỏi lãnh đạo bệnh viện có cách đánh giá đúng đắn, sáng suốt, công b ng, đúng người để khuyến khích và tạo động lực cho những người đã làm tốt cố gắng duy trì, phấn đấu để tốt hơn. Những người chưa tốt thì phấn đấu để đạt tốt. Nếu làm được như vậy thì Bệnh viện sẽ có một đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức góp phần đưa bệnh viện phát triển bền vững, cạnh tranh với các bệnh viện trong khu vực.

Ngoài ra, đánh giá thực hiện công việc phải gắn liền với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công việc và sự hài lòng của bệnh nhân trong đó hiệu quả thực hiện công việc là thước đo chủ yếu.

d. Dự kiến kết quả giải pháp mang lại

- Cán bộ, nhân viên và người lao động thực hiện 01 bản đánh giá thực hiện công việc /01 quý để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, ưu điểm, nhược điểm, hạn chế và hướng khắc phục.

- Mỗi khoa phòng tự tiến hành đánh giá chất lượng hoàn thành công việc hàng quý, 6 tháng và 1 năm về kết quả đạt được khám chữa bệnh và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chất lượng dịch vụ, về mức độ hài lòng của bệnh nhân, những vấn đề vướng mắc, những kết quả đạt được.

- Mỗi năm, bệnh viện tiến hành đánh giá chất lượng toàn bệnh viện hàng quý, 6 tháng, 1 năm và rà soát những nội dung cần cải tiến chất lượng nhưng chưa thực hiện được hoặc chưa đúng tiến độ, công bố công khai “Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện” trên trang thông tin điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 100)