Đặc điểm của nguồn nhân lực y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 31)

“Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt... Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế

“Thầy thuốc phải như mẹ hiền”, có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế”. [3]

“Nghề y là loại hình lao động đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người bệnh nên áp lực công việc rất lớn, do đó cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt so với các ngành khác, cả về vật chất và tinh thần”. [4]

* Nguồn nhân lực y tế có đặc điểm:

Nguồn nhân lực y tế là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định căn bản đến chất lượng dịch vụ y tế. Nguồn nhân lực y tế đa dạng theo trình độ: bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên và lĩnh vực: Nội, ngoại, sản nhi, hồi sức cấp cứu, cận lâm sàng... Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực y tế cần sự đầu tư lớn, sự phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch.

Nguồn nhân lực y tế bị chi phối bởi tính chất đặc thù của nghề y nên đòi hỏi nhân lực có tính chuyên nghiệp cao, trách nhiệm trong công việc và hạn chế sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy, nhân lực y tế cần phải đào tạo bài bản, đầy đủ và chuyên sâu, liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn. Nguồn nhân lực y tế cần đạo đức nghề nghiệp. Khi đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ y tế phải thực hiện 12 quy định về y đức:

“1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ.Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất của ngưởi thầy thuốc, không ngừng học tập và tiếp tục nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các qui chế chuyên môn. Không được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của bộ y tế và sự chấp nhận của bệnh nhân.

3. Tôn trọng quyền được khám bệnh,chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng những bí mật riêng tư của bệnh nhân, khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo, lịch sự. Quan tâm đến bệnh nhân trong viện chích sách ưu đãi xã hội, không được phân biệt đối xử với bệnh nhân, không có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho bệnh nhân. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với bênh nhân và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh, phải giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị, phổ biến cho họ về chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân, đông viên, an ủi, khuyến khích bệnh nhân điều trị, tập luyện để chóng hồi phục, trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc tới cùng, đồng thời báo cho gia đình bệnh nhân biết.

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không đùn đẩy bệnh nhân. 6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân tuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7. Không được rời bỏ vị trí khi làm nhiệm vụ, theo dõi, xử trí kịp thời các diễn biến của bệnh nhân.

8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ phải tiếp tục điều trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

9. Khi bệnh nhân tử vong, phải thông cảm sâu sắc chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho đồng nghiệp và tuyến trước.

12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bi tai nạn, đau ồm tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.” [5]

Công việc của nhân viên y tế liên quan đến chăm sóc sức khỏe nhân dân và tính mạng của con người. Họ phải dành phần lớn thời gian của mình tại bệnh viện, phòng khám... Công việc thường rất vất vả, đòi hỏi sự bền bỉ, chính xác cao độ, thường xuyên phải trực đêm, trực vào ngày nghỉ. Hơn thế, môi trường làm việc độc hại (ví dụ: dịch bệnh, truyền nhiễm, phóng xạ...), thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh tật, vi khuẩn, máu, thậm chí với cả tử thi... đòi hỏi mỗi nhân viên y tế phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp: lương y như từ mẫu và cần được đãi ngộ đặc biệt.

Phát triển nguồn nhân lực y tế là việc cần thiết thúc đẩy sự phát triển của ngành y nh m thay đổi tích cực về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, giúp nhân viên y tế hoàn thiện và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhận thức đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực y tế cho sự phát triển của ngành và kinh tế xã hội của quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)