Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 27)

1.1.8.1 Các yếu tố chủ quan

Nhà quản trị: quan điểm; thái độ, trình độ, kỹ năng, phong cách quản lý của nhà quản trị ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nguồn nhân lực vì họ là người đề ra các chủ trương, chính sách, mục tiêu cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài về làm việc, giữ chân được nhân tài ... vừa tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp vừa đảm bảo đời

sống cho người lao động.

Mục tiêu của tổ chức: ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Chiến lược phát triển kinh doanh: định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự.

Quy mô của doanh nghiệp: ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dây truyền công nghệ, khoa học kỹ thuật. Nếu trang bị cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến sẽ tạo điều kiện để người lao động phát huy hết công xuất, nâng cao năng suất lao động đồng thời đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao trình độ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ để mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Môi trường và điều kiện làm việc: ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Doanh nghiệp nào có môi trường làm việc an toàn, đảm bảo, điều kiện làm việc tốt sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp và thực hiện tốt công việc của mình. Người lao động: Mỗi người có năng lực, trình độ, khả năng nhận thức, sở thích, nguyện vọng khác nhau tác động rất lớn đến quản trị nguồn nhân lực. Các chính sách tài chính được quan tâm một cách thích đáng thì công tác quản trị nhân sự sẽ có hiệu quả hơn. Tổ chức công đoàn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định quản lý, trong đó có quyết định về nhân sự vì đây là một thành phần quan trọng để quản lý, giám sát, đảm bảo thực thi quyền lợi của người lao động trong và cùng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

1.1.8.2 Các yếu tố khách quan

Bối cảnh kinh tế và tình hình thị trường ảnh hưởng lớn đến quản lý nhân sự. Khi có biến động về kinh tế, mở rộng hay thu hẹp quy mô thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Doanh nghiệp một mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác để giảm chi phí lao động thì doanh nghiệp phải cân nhắc việc giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi.

Dân số, lực lượng lao động: Tình hình phát triển dân số với lực lượng lao động tăng đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới; ngược lại sẽ làm lão hóa đội ngũ lao động trong công ty và khan hiếm nguồn nhân lực.

Các chính sách về lao động của nhà nước: Luật lao động, luật bảo hiểm xã hội ... cũng ảnh hưởng đến quản trị nhân lực: tuyển dụng, lương, phụ cấp, bảo hiểm, đãi ngộ cho người lao động... đòi hỏi nhà quản trị phải giải quyết tốt các mối quan hệ về lao động.

Văn hoá - xã hội, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp...

Khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự; đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực mới có kỹ năng cao.

Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải biết thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, giữ chân người tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng kịp thời, có chế độ lương thưởng, phúc lợi linh hoạt để giữ chân người tài, không để họ bỏ việc cùng với kỹ năng, kinh nghiệm để làm đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 27)