1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý. Quản lý nhà nước chứa đựng nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Nhưng nhìn chung có các yếu tố cơ bản là: Yếu tố xã hội; Yếu tố chính trị; Yếu tố tổ chức; Yếu tố quyền uy; Yếu tố thơng tin. Trong đó, hai yếu tố đầu là yếu tố xuất phát, yếu tố mục đích chính trị của quản lý, cịn ba yếu tố sau là yếu tố biện pháp, kĩ thuật và nghệ thuật quản lý.
1.2.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn. Trong lý luận, có thể hiểu khái niệm quản lý nhà nước theo 2 nghĩa:
1. Theo nghĩa rộng
Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước. Nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo cách hiểu này, QLNN được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ".
2. Theo nghĩa hẹp
Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ Quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung cịn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ cơng tác nội bộ của mình. Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; Đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp còn đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính Nhà nước, là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực của Nhà nước.
1.2.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng
Quản lý nhà nước về xây dựng là hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành trên các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng; Vật liệu xây dựng; Nhà ở và công sở; Kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn; Hạ tầng kỹ thuật đô thị để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền; Nhằm quản lý hoạt động xây dựng của tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2.2 Vai trị cơng tác quản lý nhà nước về xây dựng
Quản lý nhà nước về xây dựng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với các dự án đầu tư có xây dựng cơng trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước , công tác quản lý nhà nước về xây dung được thể hiện chính xác và đầy đủ tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014. Theo đó, Luật khơng điều chỉnh việc phân bổ vốn và quản lý vốn đầu tư mà tập trung điều chỉnh việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án
và các yếu tố đặc thù mang tính kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành như: Quy hoạch xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn, thiết kế xây dựng, định mức, đơn giá xây dựng, tổng dự tốn, chất lượng, an tồn cơng trình xây dựng...
Để khắc phục tình trạng thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng, làm giảm chất lượng cơng trình, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại các dự án sử dụng vốn nhà nước, Luật Xây dựng được quy định theo hướng các dự án sử dụng nguồn vốn khác nhau được quản lý theo các phương thức và mức độ khác nhau.
Nhằm nâng cao tính chun nghiệp và hiệu quả trong cơng tác quản lý dự án, nhất là với các dự án sử dụng vốn nhà nước, Luật Xây dựng quy định mơ hình tổ chức BQLDA theo khu vực để quản lý đồng thời một số dự án sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn, dự án theo tuyến, hoặc mơ hình BQLDA chun ngành để quản lý đồng thời các dự án chuyên ngành (như xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, thủy lợi, thông tin truyền thông...), đồng thời làm rõ thêm về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và các nội dung quản lý của Chủ đầu tư, BQLDAvà các chủ thể tham gia thực hiện dự án ĐTXD. Mơ hình tổ chức BQLDA khu vực hoặc BQLDA chuyên ngành (BQLDA chuyên nghiệp) như dự thảo Luật Xây dựng cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Luật cũng điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến vấn đề lập, thẩm định, phê duyệt dự án ĐTXD cơng trình và thiết kế cơ sở, về quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng, quy hoạch xây dựng…