Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 54)

quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

2.3.1 Các nhân tố khách quan

2.3.1.1 Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng

Các trình tự về thủ tục đầu tư như cơng tác mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, kết quả đấu thầu chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư xây dựng và thi cơng của các cơng trình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên làm Chủ đầu tư. Thêm vào đó là việc bỏ giá thầu quá thấp dưới mức giá thành đã khiến cho nhiều cơng trình khơng hồn thành đúng thời hạn, chất lượng và tuổi thọ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh.

- Các quy định, thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản theo Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng chưa được các đơn vị liên quan trong xây dựng cơng trình thực hiện nghiêm túc.

2.3.1.2 Các văn bản quy phạm pháp luật

Các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội, Chính Phủ và các Bộ, ngành và địa phương hiện nay tuy đã khá chi tiết, đánh giá đầy đủ về các mặt của vấn đề đặc biệt là các văn bản quy phạm dành cho đầu tư xây dựng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, các văn bản Luật lại chưa thật sự chi tiết, dẫn tới đơn vị ban quản lý dự án khi được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư đã phải thường xuyên tìm các Nghị định, thơng tư hướng dẫn Luật có liên quan để thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình.

2.3.1.3 Mơi trường cạnh tranh trong đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước

Tính cạnh tranh trong đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản được lãnh đạo Ban quản lý và các cấp, các ngành quan tâm. Việc đầu tư nguồn vốn của Nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên được đầu tư vào những dự án ngày một được kiểm soát nghiêm ngặt, đặc biệt là vấn đề tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm và tạo môi trường cạnh tranh trong xây dựng đã cơ bản được công khai, minh bạch.

2.3.2 Các nhân tố chủ quản

2.3.2.1 Quy hoạch

Bản thân công việc hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, kế hoạch ở tầm quốc gia, vùng, địa phương là một cơng việc khó khăn, khơng khi nào đảm bảo độ chính xác 100%. Tuy nhiên, để có thể sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh và tài nguyên một cách hiệu quả cần phải có chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đúng dắn và được điều chỉnh, bổ xung kịp thời, có cơ sở và luận cứ khoa học. Tuy nhiên, từ khi Ban quản lý dự án được chuyển sang quản lý theo cơ chế mới chất lượng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của đơn vị đề xuất chủ trương và UBND tỉnh đều chưa đáp ứng yêu cầu. Chiến lược đầu tư của tỉnh Thái Nguyên còn dàn trải trên quá nhiều mục tiêu và theo nhiều địa bàn, theo lĩnh vực và kém hiệu quả.

Nhiều huyện còn theo đuổi chiến lược kéo vốn nhà nước về địa phương mình càng nhiều càng tốt mà chưa chú trọng đến điều kiện vận hành kết quả đầu tư. Thực trạng lâu nay thường xảy ra ở một số huyện tại Thái Nguyên là kế hoạch vốn từ ngân sách tỉnh phải qua nhiều cấp phê duyệt mới thông báo vốn về cho các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, lúc này thường vào cuối quý một trong năm, đồng thời việc đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp cho các địa phương này cịn trùng lặp với nhiệm của của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên được giao dẫn tới chưa được thống nhất trong phương thức quản lý đầu tư, quản lý sử dụng cơng trình. Cách làm này làm chậm triển khai xây dựng cơng trình. Một vấn đề khác là kế hoạch chưa kiểm soát được rủi ro, nhất là rủi ro do thời tiết gây ra, nên nhiều khi cấp vốn cho cơng trình rồi, nhưng cơng trình khơng thực hiện thi công được, dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu vốn giả tạo ở các dự án. Ngoài ra, chất lượng thấp của quy hoạch ngành, vùng và địa phương là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến lãng phí trong đầu tư xây dựng. Trong nhiều năm nay quy hoạch ngành, vùng của nước ta nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn ở trong tình trạng chưa hồn chỉnh. Cơng tác quy hoạch chưa thực sự được chú trọng đầu tư đi trước một bước, tầm nhìn quy hoạch ngắn, thiếu tính chiến lược, chưa đánh giá hết các yếu tố khách quan và chưa phù hợp với quy luật thị trường nên tính định hướng của quy hoạch cịn yếu, thiếu tính kế thừa nên quy hoạch phải điều chỉnh thường xun, tính thực tế khơng cao, quy hoạch khơng mang tính tổng thể, thiếu lộ trình thực hiện….Chất lượng thấp của quy hoạch đã dẫn đến hậu quả nhiều cơng trình đầu tư khơng vận hành được sau khi hoàn thành buộc phải tháo dỡ hoặc có sử dụng cũng khơng hiệu quả.

2.3.2.2 Năng lực bộ máy và quản lý hành chính Nhà nước

Là một đơn vị mới được kiện tồn tổ chức, năng lực trong cơng cơng tác, bộ máy quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên còn chưa được hồn thiện dẫn tới cơng tác điều tra, khảo sát còn sơ sài, khơng bao qt được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, khơng tính được ảnh hưởng của cơng trình xây dựng đến mơi trường, chưa chú ý đến điều tra thị trường tiêu thụ và các yếu tố sản xuất… dẫn đến sự lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước do phải sửa chữa, thậm chí dỡ bỏ cơng trình xây dựng, gây tác động

bất lợi cho các cơng trình xung quanh. Hiện tượng làm kè, làm đường giao thông gây nứt, lún không phải hiếm gặp ở các dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án. Đôi khi chủ trương đầu tư chưa thật sự được phù hợp đáp ứng được ngay những bức thiết của nhân dân trong tỉnh cũng làm cũng rất đến sự lãng phí rất lớn. Chẳng hạn, Việc ban quản lý dự án được giao nhiệm vụ chủ đầu tư đã không cân nhắc, tính tốn đầy đủ các yếu tố kinh tế, kỹ thuật khi lập dự án xây dựng nên khi triển khai thực hiện phát sinh những yếu tố bất lợi làm chậm tiến độ thi công, làm phát sinh kinh phí khắc phục mới đưa vào sử dụng được, hoặc phải điều chỉnh dự án đầu tư, có khi cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng nhưng không phát huy được hiệu quả, đến lúc đó thì chủ đầu tư mới nhận thấy đựơc những hạn chế, thiếu sót trong việc xây dựng dự án của mình, dẫn tới phải khắc phục gây thất thốt, lãng phí tiền của nhà nước. Hoặc khi xây dựng một cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện ở một địa điểm nào đó, do khơng khảo sát kỹ địa chất, thủy văn nên dẫn đến phát sinh thêm chi phí gia cố xử lý nền móng, mà nếu khảo sát kỹ thì nên xây dựng ở vị trí khác có thể tiết kiệm rất nhiều tiền chi phí sử lý nền móng này… Hoặc có những dự án khi được lập lại chưa thực sự quan tâm đến công tác đánh giá tác động môi trường khi đầu tư, chưa quan tâm sát sao đến vấn đề xử lý khói bụi, xử lý rác thải, ơ nhiễm tiếng ồn... dẫn đến ô nhiểm môi trường của một vùng, một khu vực, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội, sức khoẻ của dân cư trong vùng. Như vậy, công việc chuẩn bị dự án đầu tư không tốt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, đời sống kinh tế xã hội của vùng, của khu vực và cả nước. Thơng thường, những sai sót trong chuẩn bị đầu tư gây ra thiệt hại kinh phí, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơng trình là khá lớn:

Bảng 2.1 Thiệt hại kinh phí do sai sót trong q trình chuẩn bị đầu tư năm 2017 Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên dự án Thiệt hại đầu tư

1 Đướng cứu hộ, cứu nạn trong vùng mưa lũ

huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 100 2 Kênh tưới Trà Ri, huyện Phú Lương 32

Trong quá trình xây dựng, vì các lý do khác nhau như thủ tục thiết kế, thẩm tra, thẩm định thiết kế, thủ tục đấu thầu, thủ tục nghiệm thu, quyết tốn cơng trình đều cần có thời gian nhất định và phải thực hiện đầy đủ theo quy trình, kết quả là thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, giải ngân chậm, cuối năm kế hoạch giải ngân không kịp, đơn vị thi công phải biến báo để giữ lại vốn đầu tư. Trên thực tế, co quan nhà nước cứ ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho nhiều dự án mà thực tế chưa đủ điều kiện vẫn bố trí kế hoạch. Theo quy chế thì việc ghi kế hoạch vốn phải cân đối với khả năng, khối lượng thực hiện, trong khi đó điều kiện thực tế chưa có làm cho việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, việc giải ngân chậm, kéo dài thời gian thi công, chậm nghiệm thu, chậm thanh quyết tốn cơng trình, gây ra hiện tượng đầu tư dàn trải, khi thì “cơng trình chờ vốn”, khi lại “vốn chờ cơng trình” – đây là một trong những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản lý dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)