1.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Quy hoạch
Quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt động của xây dựng cơ bản.
Thực tế, xây dựng cơ bản trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí cơng trình đầu tư, các cơng trình khơng đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản. Quy hoạch dàn trải sẽ làm cho hoạt động xây dựng cơ bản manh mún, nhỏ lẻ, ít hiệu quả. Nhưng nếu khơng có quy hoạch thì hậu quả lại càng nặng nề hơn.
Nhà nước không những chỉ quy hoạch cho xây dựng cơ bản của nhà nước mà còn phải quy hoạch xây dựng cơ bản chung, trong đó có cả hoạt động xây dựng cơ bản của tư nhân và khu vực đầu tư nước ngồi. Khi đã có quy hoạch cần phải cơng khai quy hoạch để người dân và các cấp chính quyền đều biết. Trên cơ sở quy hoạch, về hoạt động xây dựng cơ bản của nhà nước, nhà nước cần phải đưa vào kế hoạch đầu tư, khuyến khích các khu vực có nguồn vốn khác tham gia đầu tư để tránh tình trạng quy hoạch treo.
1.4.1.2 Năng lực bộ máy và quản lý hành chính Nhà nước
Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động xây dựng cơ bản. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì khơng thể tạo hiệu quả cao trong xây dựng cơ bản. Tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động xây dựng cơ bản rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu, thi công, nghiệm thu quyết tốn, đưa cơng trình vào sử dụng.
Cơng tác quản lý hành chính nhà nước trong xây dựng cơ bản cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Thực tế cho thấy nếu quản lý nhà nước yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí
đầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng cơ bản cần phải đổi mới quản lý hành chính nhà nước.
1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan
1.4.2.1 Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng
Hệ thống các chính sách pháp luật về xây dựng nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng phải được thể chế hố. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động xây dựng cơ bản. Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động xây dựng cơ bản và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động xây dựng cơ bản.
Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản. Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xây dựng cơ bản.
1.4.2.2 Các văn bản quy phạm pháp luật
Các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cơ bản được xây dựng nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó khơng cịn đáp ứng được u cầu trong tình hình mới đã thay đổi. Để có thể quản lý xây dựng cơ bản được tốt, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình hình xây dựng cơ bản để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật về xây dựng cơ bản cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng cơ bản.
1.4.2.3 Môi trường cạnh tranh trong đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước
Trong xây dựng cơ bản của nhà nước thường tính cạnh tranh không cao. Về nguyên tắc, nhà nước thường xây dựng cơ bản vào những vùng, miền, lĩnh vực mà xây dựng tư nhân không muốn làm, không thể làm, không được làm. Nhà nước thường đầu tư vào những nơi mà lợi ích kinh tế xã hội nói chung được coi trọng hơn lợi ích
kinh tế thuần t. Vì vậy, mơi trường cạnh tranh trong xây dựng cơ bản của nhà nước về lý thuyết nhìn chung thường ít khốc liệt, thiếu minh bạch. Tuy nhiên, nếu thiếu vắng sự cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xây dựng cơ bản. Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh thực chất trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của nhà nước để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng.