Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 116)

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trên thì

làm tốt công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt cơ sở là một nhiệm vụ cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém đó và đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Cần nâng cao công tác đào tạo, tập huấn các cán bộ quản lý. Việc đào tạo cán bộ quản lý đầu tư xây dựng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý, do đó cần phải tăng cường hơn nữa công tác này. Ngoài ra, cần có tiêu chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng được rõ ràng, cụ thể hơn, lấy đây làm động lực để các cán bộ có cơ hội phấn đấu, phát triển.

Một thực tế hiện nay, số cán bộ đang hoạt động tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên thường xuất phát từ cán bộ kỹ thuật và được đào tạo kiến thức chuyên môn, tuy nhiên còn quá trẻ, kinh nghiệm chưa có nhiều, do vậy, cấn phải sắp xếp cán bộ cho phù hợp, đồng thời, đi đôi với đó cần có những chính sách đầu tư cho cán bộ chủ chốt, cán bộ nguồn được học tập, nâng cao trình độ về công tác quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về xây dựng nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý đầu tư. Nghiêm túc thực hiện việc chọn lọc cán bộ nhằm đảm bảo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Theo tác giả, trong thời gian tới Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, cần rà soát, tổng hợp đội ngũ cán bộ thuộc các phòng không đạt tiêu chuẩn theo quy định, CBCC đạt chuẩn về trình độ nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp cụ thể;

Hai là, đề xuất, vận dụng hợp lý chính sách khuyến khích đối với cán bộ không đạt tiêu chuẩn theo quy định, cán bộ có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc;

Ba là, phối hợp thực hiện tốt việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ; đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm lãnh đạo các phòng thuộc Ban quản lý dự án;

Bốn là, thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử các vị trí cấp trưởng, phó phòng của các Ban quản lý phải đảm bảo yêu cầu về trình độ (Đại học trở lên, ưu tiên học chính quy), năng lực tốt và có trình bày đề án, kế hoạch hoặc giải pháp tốt phát triển ngành, lĩnh vực liên quan (điều kiện đặc biệt có thể miễn);

Năm là, đổi mới và nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại cán bộ (có sự tham gia nhận xét của cơ quan, đơn vị); nâng cao vai trò, trách nhiệm của các phòng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ cán bộ; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; kiên quyết xử lý đối với cán bộ trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt công chức trẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu mới;

Sáu là, phối hợp thực hiện tốt việc giao ban định kỳ (theo tháng hoặc quý) giữa cơ quan cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã để nhận xét, đánh giá, hướng dẫn kịp thời công tác chuyên môn; xây dựng quy chế và tăng cường công tác điều động, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với năng lực và vị trí công tác; từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phương, tạo động lực cho cán bộ tích cực làm việc, nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở vừa tạo sự liên thông trong đội ngũ CBCC ở các cấp.

Bảy là, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ quy hoạch, gắn với sử dụng, đúng với ngạch và chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống theo từng chức danh cụ thể. Cử cán bộ tham gia đào tạo về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị;

Tám là, cụ thể hóa các quy định của nhà nước về xây dựng áp dụng vào tình hình cụ thể ở địa phương để xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án;

Chín là, đổi mới mạnh mẽ, một cách đồng bộ tác phong và tư duy làm việc của các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và toàn thể nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở; kiên quyết loại trừ tư tưởng cục bộ, không ủng hộ cái mới, chậm chuyển biến, đổi mới phong cách lãnh đạo và nề nếp làm việc trì trệ của đội ngũ cán bộ đơn vị;

Mười là, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công vụ; mạnh dạn xử lý CBCC nhũng nhiễu, hách dịch, gây khó khăn cho công dân.

Kết luận chương 3

Để rõ hơn về công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, chương 3 của luận văn đã đề cập tới các đặc điểm, đặc trưng của Ban quản lý dự án, điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Tình hình quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng tại Ban quản lý dự án qua một số năm gần đây cho thấy, công tác quản lý diễn ra tương đối đạt hiệu quả, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc vùng miền. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và nguyên nhân của nó. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để công tác quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Với mục đích nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản lý dự án trong xu thế hội nhập, tác động lớn đến sự phát triển của tỉnh, vùng liên tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Để làm tốt công tác này cần có sự chung tay của cả cộng đồng xã hội để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng; cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trên địa bàn thành phố; xác lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt. Đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý nhà nước có thể áp dụng nhằm nâng cao công tác quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 3 của luận văn cũng đã đề cập đến một số giải pháp giải quyết vấn đề này.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoạt động xây dựng là hoạt động luôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, mang nguy cơ rủi ro cao và có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Mặt khác, hoạt động xây dựng có liên quan trực tiếp đến lợi ích Nhà nước và lợi ích cộng đồng nên bất cứ một quốc gia nào từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển cũng phải chú trọng, nâng cao hiệu lực QLNN. Nói cách khác, công tác quản lý nhà nước về xây dựng là vô cùng quan trọng.

Quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên thông qua các phòng chức năng của Ban quản lý dự án. Trách nhiệm của các phòng là quản lý các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý việc lập quy hoạch, ban hành các quy định về định mức, đơn giá xây dựng, hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình,... Với sự hoạt động xây dựng nằm trong khuôn khổ luật pháp, các dự án được đầu tư luôn được đảm bảo tính công bằng, công khai, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngày càng được tăng cường, kinh tế xã hội ngày càng được phát triển góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng năm, tăng tiềm lực kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân trong tỉnh. Song hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều tồn tại vẫn chưa được giải quyết như việc quy hoạch chưa đúng hướng, đầu tư còn dàn trãi, kém hiệu quả, nợ đọng trong đầu tư tăng cao đang trở thành vấn đề cần quan tâm. Các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư xây dựng làm ảnh hưởng trực tiêp đến chất lượng công trình, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của nhà nước. Việc phân tích đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản và đưa ra được những giải pháp khắc phục có vai trò rất quan trọng. Vì vậy đề tài này tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư xây dựng cơ bản và đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đã góp phần vào việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái nguyên đến năm 2020.

Trong thời gian qua, Ban quản lý dự án đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án cũng đem tới nhiều nhân tố, vấn đề mới trong hoạt động xây dựng. Chính vì thế, quá trình quản lý nhà nước về xây dựng cũng gặp phải không ít khó khăn và bộc lộ nhiều thiếu sót. Mục tiêu của ngành xây dựng trong thời gian tới, là tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước bằng những cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn tỉnh. Hướng tới xây dựng tỉnh Thái Nguyên nói chung và ngành Nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triển theo đúng định hướng đã đề ra.

2. Kiến nghị

Để công tác quản lý nhà nước về xây dựng đạt được hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành quan tâm đầu tư về vốn, chuyển giao kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để thực hiện các chương trình dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quản lý nhà nước về xây dựng là một hoạt động vô cùng khó khăn và phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực. Trước những yêu cầu mới, để công tác quản lý hoạt động xây dựng được đảm bảo, tác giả có đề xuất một số giải pháp.

Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý nhà nước với hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính đầy đủ, dễ áp dụng.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án về quy hoạch xây dựng. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình. Bao gồm: Triển khai áp dụng pháp luật trong công tác QLCL công trình xây dựng; Mô hình QLCL công trình tại địa phương; Công tác kiển tra và chứng nhận sự phù hợp.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về trật tự xây dựng. Hoàn chỉnh đội ngũ kiểm tra, thanh tra công trình và hoàn chỉnh đề án thành lập Thanh tra xây dựng với kế hoạch cụ thể.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn và chú trọng đến công tác bồi dưỡng đạo đức cho cán bộ quản lý.

Với những vấn đề được cập nhật trong luận văn, tác giả hi vọng góp một phần nào đó trong việc tăng cường công tác quản lý xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo cùng bạn bè và đồng nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Thanh Hiếu (2014), Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa. Kho Luận Văn;

[2] Trần Thế Anh (2015), Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Kho Luận Văn;

[3] Trần Văn Trà (2014), Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh. Kho Luận Văn;

[4] Nguyễn Bá Uân (2012), Bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Đại học Thủy Lợi;

[5] Bộ Xây dựng (2014), Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 của ngành xây dựng;

[6] Chính phủ (2016), Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035, Quyết định phê duyệt số 2486/QĐ-TTg ngày 20/12/2014 của Thủ tướng chính phủ;

[7] Chính phủ (2012), Quy định hỗ trợ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Quyết định phê duyệt số 29/2012/QĐ-TTg ngày 13/9/2012 của Thủ tướng chính phủ;

[8] Sở Kế hoạch - Đầu tư (2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2006 - 2010 của TPTN;

[9] Sở Kế hoạch và Đầu tư (2016), Danh mục các dự án được chấp thuận đầu tư và danh mục các dự án được cấp phép đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

[10] Thông tin chính giới thiệu về đầu tư tại Thái Nguyên. Tài liệu sử dụng tại cuộc họp báo ngày 22/9/2004 tại Hà Nội;

[11] Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2009), Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, Quyết định phê duyệt số 3554/QĐ-UBND ngày 31/12/2009;

[12] Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Quy hoạch cấp nước đô thị và Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

[13] Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Quy hoạch thoát nước các đô thị và Khu công nghiệp tỉnh Sông Công đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định phê duyệt số 2547/QĐ-UBND ngày 29/1/2013;

[14] Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2015), Quyết định phê duyệt số 337/QĐ- UBND ngày 11/02/2015; về việc phê duyệt khu vực phát triển đô thị thành phố Thái Nguyên

[15] Nguyễn Thành Vân (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại Thái Nguyên. Báo Xây dựng;

[16] Web: Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Sở Xây dựng Thái Nguyên, Sở KH-ĐT Thái Nguyên, Tạp chí tài chính, báo Tuổi trẻ, Dự thảo online…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 116)