Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 60)

đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Tổng cộng thời gian vừa qua, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT mà tiền thân là Ban quản lý các dự án Đầu tư và xây dựng được UBND tỉnh Thái Nguyên giao nhiệm vụ Chủ đầu tư 24 dự án đầu tư xây dựng với tổng kinh phí là 1509 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương.

Riêng trong năm 2017 Ban quản lý dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên giao nhiệm vụ Chủ đầu tư cho 06 dự án với tổng mức đầu tư là 416,8 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên năm 2017

Dự án đầu tư xây dựng

Loại công trình, Dự án nhóm

Kinh phí (109)

Kè chống xói lở bờ sông bảo vệ khu dân cư tại các vị trí xóm Trại 1, xóm Múc, xã Úc

Công trình Thủy

Kỳ, huyện Phú Bình

Kè chống xói lở bờ sông bảo vệ khu dân cư tại vị trí xóm Soi 2, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình

Công trình Thủy

lợi, nhóm C 48 Hồ chứa nước Vân Hán, xã Văn Hán, huyện

Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Công trình Thủy

lợi, nhóm B 90 Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng,

phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Thái Nguyên

Công trình hạ tầng

kỹ thuật, nhóm B 70 Đường cứu hộ, cứu nạn đê Sông Công đoạn

từ đường Quốc lộ 3 (K35+350) đến đê Sông Công (K4+900), thị xã Phổ Yên

Công trình Giao

thông, nhóm B 109

Đường cứu hộ, cứu nạn trong vùng mưa lũ, xã Động Đạt, huyện Phú Lương

Công trình giao

thông, nhóm C 24,8

Tổng cộng 416,8

(Nguôn: Báo cáo thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển Ngân sách địa phương giai đoạn 2016 – 2020 của Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình Nông nghiệp và PTNT)

Từ bảng số liệu ta thấy công trình thủy lợi được đầu tư nhiều nhất là 03 dự án với số vốn 213 tỷ đồng, giao thông đứng thứ 2 với 02 dự án có số vốn 133,8 tỷ đồng, Công trình hạ tầng kỹ thuật đứng thứ 3 với 01 dự án với số vốn 70 tỷ đồng. Nguyên nhân dự án thủy lợi và giao thông được đầu tư nhiều hơn so với dự án hạ tầng kỹ thuật là do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT là đơn vị được giao Chủ đầu tư công tác xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn và thủy lợi.

Ngoài ra, về xây dựng Thủy lợi, Thái Nguyên là một trong những tỉnh tham gia dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (DRaSIP/WB8) do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hiệp ước và nhận được khoản vay từ IDA để tài trợ cho dự án với tổng vốn đầu tư là 443 triệuUSD (≈ 10.043 tỷ đồng). Trong đó:

Nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng là 415 triệu USD vay vốn ODA từ ngân hàng thế giới WB, vốn đối ứng là 28 triệu USD.

Tại Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 25/8/2018 UBND tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 có nêu:

Mục tiêu tổng quát: Tập trung huy động nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung của tỉnh, giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, đồng thời từng bước xây dựng và hoàn thiện các hạ tầng khác nhằm hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng bộ, đảm bảo khai thác hiệu quả các thế mạnh của địa phương, tận dụng tốt các cơ hội phát triển để tăng trưởng nhanh, bền vững, mở rộng các liên kết kinh tế vùng và hội nhập Quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh Công nghiệp theo hướng hiện đại.

Riêng đối với ngành Nông nghiệp và PTNT, Quyết định trên cũng ưu tiên đề xuất ... nội dung:

* Hạ tầng thủy lợi và điều hòa nguồn nước

- Tu sửa, nâng cấp, kiên cố các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn cho công trình, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

- Xây dựng mới một số hồ, đập dâng ở các huyện: Định Hóa, Đồng Hỷ, Võ Nhai,... để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và điều hòa nước. Kiên cố hóa hệ thống kênh mương, áp dụng các biện pháp tưới giảm thất thoát nước; các biện pháp tưới tiêu khoa học, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng nước. Lồng ghép biến đổi khí hậu vào các công trình hồ chứa, xét yêu cầu mở đập/tràn khi nước hồ ở dưới mực nước chết. Thực hiện giải pháp điều hòa nguồn nước đặc biệt là vào mùa khô, nâng mực nước dâng hồ Núi Cốc và xây dựng lại quy trình vận hành Hồ Núi Cốc phối hợp cùng hồ Nghinh Tường.

* Hạ tầng cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường

Phát triển hệ thống cấp nước tập trung cho khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ưu tiên các thị trấn. Ưu tiên trước hết việc tách nước thải sinh hoạt và nước

thải bệnh viện ra khỏi hệ thống nước thải chung và hạ tầng tiêu thoát nước cho thành phố Thái Nguyên tránh úng ngập khi có mưa lớn.

- Hạ tầng nông thôn: Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đảm bảo có đường ô tô được kiên cố hóa, kết nối các điểm cộng đồng dân cư, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Mở rộng xã hội hóa cung cấp tốt các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, mạng lưới cung cấp điện, cấp nước sạch và hạ tầng bảo vệ môi trường hạ tầng văn hóa - thể dục thể thao,...khu vực nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.

Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên tổ chức rà soát, lập kế hoạch, đề xuất phương án, thẩm định, phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhằm phù hợp với quy hoạch đã nêu và theo đúng các quy định hiện hành. * Kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng các công trình:

Danh mục, thứ tự đầu tư các dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

- Kè chống xói lở bờ sông Con.

- Di chuyển tuyến kênh giữa Hồ Núi Cốc (Đoạn từ K9+177 đến K11+434) qua khu vực dự kiến xây dựng Samsung của công ty Samsung Electronic Việt Nam (SEV). - Đê, kè chống lũ, bảo vệ chỉnh trang bờ sông Cầu khu vực Thành phố Thái Nguyên.

- Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Thái Nguyên: Dự án thủy lợi lưu vực sông Hồng giai đoạn II.

- Kè Soi Quýt, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. - Kè xóm Mới, xã Thượng Đình,huyện Phú Bình.

- Hồ chứa nước Khuôn Lân, xã Hợp Thành, huyện Phú Lương. - Xây dựng hệ thống kênh mương tram bơm Trà Ri, huyện Đại Từ. - Sửa chữa hồ Ao Dẻ, xã Động Đạt, huyện Phú Lương.

- Sửa chữa, nâng cấp cụm các công trình Thủy lợi huyện Phú Bình. - Đường cứu hộ, cứu nạn trong vùng mưa lũ huyện Phú Bình.

- Đường cứu hộ, cứu nạn trong vùng mưa lũ xã Động Đạt, huyện Phú Lương.

- Kè chống xói lở bờ sông bảo vệ khu dân cư tại vị trí xóm Soi 2, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình.

- Kè chống xói lở bờ sông bảo vệ khu dân cư tại các vị trí xóm Trại 1, xóm Múc, xã Úc Kỳ, huyện Phú bình.

- Sửa chữa, nâng cấp trạm bơm Phú Minh, xã Đào Xá, huyện Phú Bình.

- Đường cứu hộ, cứu nạn đê Sông Công từ Quốc Lộ 3 (K35+350) đến đê Sông Công (K4+900), thị xã Phổ Yên.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng,phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Thái Nguyên.

- Hồ chứa nước Vân Hán, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ.

- Kè chống lũ trên sông Cầu bảo vệ phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên và Khu công nghiệp Gang Thép.

- Kè chống xói lở bờ sông cầu bảo vệ khu dân cư xã Tân Phú, thị xã Phổ Yên. - Kè bờ sông Rong bảo vệ khu dân cư xã Dân Tiến, xã Bình Long, huyện Võ Nhai. - Sửa chữa, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước úng xã Hà Châu, huyện Phú Bình. - Sửa chữa, nâng cấp trạm bơm Đoàn Kết, xã Đào Xá, huyện Phú Bình.

- Sửa chữa, nâng cấp hồ Đồng Trời, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình.

Để công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại tại Ban quản lý dự án được chặt chẽ, Lãnh đạo Ban quản lý dự án đã trình UBND tỉnh Thái Nguyên thành lập 04 phòng chức năng để trực tiếp thực hiện công tác quản lý dự án. Cơ cấu các phòng bao gồm: 1. Phòng Điều hành dự án

- Trưởng phòng: Phạm Văn Tuấn - Các chuyên viên: Đào Trung Kiên

Ngô Thượng Thiện Lê Chí Thiện Lê Quang Hiếu Nguyễn Văn Kiên Nguyễn Duy Tùng Nguyễn Thị Thu Hương Lưu Thị Thùy Linh

2. Phòng Tư vấn đầu tư xây dựng

- Phụ trách phòng: Trần Đại Nghĩa - Các chuyên viên: Đàm Duy Hưng

Ngô Quốc Huy Hoàng Văn Hảo Nguyễn Thị Lan Dương Ngọc Điệp Nguyễn Văn Nam 3. Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật

- Phó trưởng phòng: Bùi Việt Thắng - Các chuyên viên: Hoàng Thanh Trà

Nguyễn Thị Điệp Tường Thị Thùy Dung Nguyễn Diệu Hương Ngô Thị Thảo

4. Phòng Tài chính – Kế toán

- Trưởng phòng: Phạm Thị Thu Hường - Các chuyên viên: Lâm Thúy Hằng

Lê Thị Hồng Nhung Nguyễn Thị Bích Thuận Tạ Thị Thu Hương Trần Việt Đức Trần Thị Huệ Đỗ Thị Quỳnh Trang

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu gồm 05 phòng, trong đó có 04 phòng phụ trạch công tác chuyên môn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thành lập theo Quyết định số 3566/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 trên cơ sở tổ chức lại bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luât. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Thái Nguyên về tổ chức, bộ máy và hoạt động; chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về những lĩnh vực liên quan.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, tập thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã luôn đoàn kết,đồng lòng phấn đấu vì mục tiêu chung, cũng bước đầu đã nhận được những thành tích, tuy nhiên bên cạnh đó cũng là không ít những thiếu sót mà nội dung dưới đây, tôi xin được nêu ra phần thực trạng hoạt động công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản lý dự án:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)