Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 35)

ThS. Trần Văn Trà đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2014 với tên đề tài: “Quản

lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh - Thực trạng và giải pháp”. Luận văn đã tập trung nghiên cứu và đề xuất giải pháp

về việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh.

ThS. Lê Thanh Hiếu đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2014 với tên đề tài:

“Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa”.

Luận văn đã nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng tại Thanh Hóa, bên cạnh đó cũng chỉ ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước hơn.

ThS. Nguyễn Thế Anh đã thực hiện đề tài luận văn vào năm 2015 với tên đề tài:

“Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”. Luận văn đã tập trung nghiên cứu và đề xuất giải pháp về

việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bản huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.

Kết luận chương 1

Hiện nay, vấn đề quản lý nhà nước về xây dựng cơng trình đang được đặt ra một cách vô cùng quan trọng.

Chương 1 của luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quan quản lý nhà nước về xây dựng. Các đặc điểm, vai trò, nội dung của xây dựng cơ bản được chỉ rõ, cũng như những thành tựu và tồn tại của hoạt động xây dựng cơ bản trong nước đều được kể đến Đồng thời khái quát được tình hình đầu tư xây dựng ở nước ta, công tác quản lý chất lượng thi cơng xây dựng các cơng trình, Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ cơng trình xây dựng, Cấp thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng, Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng, Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng, Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng, Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng . Bên cạnh đó là một số bài học kinh nghiệm đáng học hỏi của các nước tiên tiến trên thế giới từ đó rút được những kinh nghiêm cho đất nước ta.

Vậy, một câu hỏi đặt ra là: Quản lý nhà nước về xây dựng dựa trên cơ sở nào? Để rõ hơn về vấn đề này, ta cùng tìm hiểu qua chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CƠNG TRÌNH NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THÁI NGUN

2.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Ngun

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thành lập theo Quyết định số 3566/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 trên cơ sở tổ chức lại bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

2.1.1.1 Hình thành tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nơng thôn tỉnh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luât. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Thái Nguyên về tổ chức, bộ máy và hoạt động; chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về những lĩnh vực liên quan.

2.1.1.2 Trụ sở làm việc

Trụ sở làm việc của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên: Đặt tại tầng 2, Khu nhà đa Trung tâm, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tổ 25 phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện theo Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ; Thơng tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng; thực hiện các nhiệm vụ khác được UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật liên quan. Ban Quản lý dự án chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh Thái Nguyên về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án với tư cách là cơ quan chủ quản. Ban Quản lý dự án được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

2.1.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò là chủ đầu tư

a) Tổ chức thực hiện các công tác giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án: Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; chủ trì, phối hợp với đơn vị sử dụng cơng trình để tiến hành các thủ tục về giới thiệu và chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi lập dự án đầu tư; lựa chọn các đơn vị tư vấn thực hiện; tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc, khảo sát xây dựng (nếu có)…;

b) Phối hợp với cơ quan chun mơn về xây dựng để trình thẩm định dự án và trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, phương án khảo sát xây dựng giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng (nếu có); tổ chức khảo sát xây dựng;

d) Tổ chức triển khai các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở. Trình và phối hợp với cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định các bước thiết kế và trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ thiết kế;

e) Lập và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án. Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thương thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn;

f) Khởi công dự án, triển khai thi công xây dựng các hạng mục cơng trình; khánh thành cơng trình; bàn giao cơng trình cho đơn vị sử dụng cơng trình.

g) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh lý các hợp đồng;

h) Thực hiện, quản lý tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng cơng trình; lập báo cáo chất lượng xây dựng cơng trình và các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức kiểm tốn báo cáo quyết tốn dự án hồn thành; lập báo cáo quyết toán dự án hồn thành trình cấp quyết định đầu tư thẩm tra, phê duyệt; i) Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm;

2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò trực tiếp quản lý dự án

Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại điều 66, điều 67 Luật Xây dựng;

a) Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an tồn trong thi cơng xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thơng tin cơng trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng: c) Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng;

d) Quản lý thi công xây dựng cơng trình: Quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thi công, quản lý khối lượng thi cơng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng, quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng;

e) Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng cơng trình (nếu cần); quan trắc biến dạng cơng trình;

f) Tổ chức nghiệm thu cơng việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi cơng, nghiệm thu hồn thành đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.

g) Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an tồn và bảo vệ mơi trường.

h) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

2.1.2.3 Các nhiệm vụ, quyền hạn khác

a) Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản của Ban Quản lý dự án; thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ đãi ngộ, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban;

b) Tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật;

c) Ký hợp đồng thuê khốn cơng việc đối với cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện một số công việc;

d) Được thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao;

e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được UBND tỉnh hoặc các cấp quyết định đầu tư ủy quyền trong quá trình quản lý thực hiện dự án (nếu có);

2.1.3 Các nội dung về quản lý nhà nước trong xây dựng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên thực đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên thực hiện

2.1.3.1 Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ cơng trình xây dựng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên là Ban quản lý dự án chuyên ngành được UBND tỉnh Thái Nguyên thành lập tại Quyết định số 3566/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và theo quy định tại điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014. Theo đó, Ban quản lý dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình, được quyền lựa chọn các nhà thầu đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công... thực hiện một hoặc một số trách nhiệm theo tính chất cơng việc trong quản lý chất lượng cơng trình xây dựng thơng qua hợp đồng xây dựng.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng cơng trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mơ và nguồn vốn đầu tư trong q trình thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình theo quy định của Nghị định và Pháp luật có liên quan. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.

Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định: Ban quản lý dự án có trách nhiệm giám sát thực hiện hợp đồng xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát thi cơng xây dựng cơng trình với các nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án; Các nhà thầu tư vấn, nhà thầu giám sát và đơn vị thi cơng xây dựng cơng trình chịu trách nhiệm trước Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và pháp luật về những trách nhiệm được giao.

2.1.3.2 Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng

Công tác tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức, diễn ra thường niên tuân thủ theo những quy định của Pháp luật tại Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội nhằm đảm bảo áp dụng và phát triển khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

2.1.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng

Căn cứ theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thực hiện, vận dụng theo Quyết định số 1961/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010 - 2015; Quyết định số 1149/QĐ-BXD ngày 20/12/2012 ban hành Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị theo Quyết định số 1961/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

2.1.3.4 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

Theo quy định tại Điều 11 Luật xây dựng năm 2014 quy định về hợp tác quốc tế, theo đó:

Tổ chức, cá nhân trong nước được khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vật liệu mới.

Những tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư xây dựng thì được khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế để có thể trao đổi với nhau những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như việc chuyển giao cơng nghệ, kỹ thuật trong q trình làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)