Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

2.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình

trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được thực hiện theo Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ; Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng; thực hiện các nhiệm vụ khác được UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật liên quan. Ban Quản lý dự án chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh Thái Nguyên về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án với tư cách là cơ quan chủ quản. Ban Quản lý dự án được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

2.1.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò là chủ đầu tư

a) Tổ chức thực hiện các công tác giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án: Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; chủ trì, phối hợp với đơn vị sử dụng công trình để tiến hành các thủ tục về giới thiệu và chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi lập dự án đầu tư; lựa chọn các đơn vị tư vấn thực hiện; tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc, khảo sát xây dựng (nếu có)…;

b) Phối hợp với cơ quan chuyên môn về xây dựng để trình thẩm định dự án và trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, phương án khảo sát xây dựng giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (nếu có); tổ chức khảo sát xây dựng;

d) Tổ chức triển khai các bước thiết kế sau thiết kế cơ sở. Trình và phối hợp với cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định các bước thiết kế và trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ thiết kế;

e) Lập và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án. Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thương thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn;

f) Khởi công dự án, triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình; khánh thành công trình; bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng công trình.

g) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh lý các hợp đồng;

h) Thực hiện, quản lý tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; lập báo cáo chất lượng xây dựng công trình và các báo cáo khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trình cấp quyết định đầu tư thẩm tra, phê duyệt; i) Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm;

2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò trực tiếp quản lý dự án

Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại điều 66, điều 67 Luật Xây dựng;

a) Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

b) Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng: c) Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng;

d) Quản lý thi công xây dựng công trình: Quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thi công, quản lý khối lượng thi công, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng, quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng;

e) Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình (nếu cần); quan trắc biến dạng công trình;

f) Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.

g) Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường.

h) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

2.1.2.3 Các nhiệm vụ, quyền hạn khác

a) Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản của Ban Quản lý dự án; thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ đãi ngộ, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban;

b) Tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật;

c) Ký hợp đồng thuê khoán công việc đối với cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện một số công việc;

d) Được thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao;

e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được UBND tỉnh hoặc các cấp quyết định đầu tư ủy quyền trong quá trình quản lý thực hiện dự án (nếu có);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)