Phương hướng và nhiệm vụ đề ra cho công tác quản lý nhà nước về xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 100)

dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2022

Trong thời đại hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển mạnh ngành xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 - 2020 nhấn mạnh: “Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghệ xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới”. Để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đã đề ra các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện như sau:

a) Công tác chỉ đạo, điều hành

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan. Bám sát các mục tiêu nhiệm vụ nhiệm vụ của đơn vị. - Cấp uỷ chi bộ xây dựng Nghị quyết về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2018.

- Tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức để thảo luận đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện.

b) Công tác phối hợp với các địa phương, các đơn vị liên quan

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình thực hiện; đẩy nhanh các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tư vấn, phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để sớm triển khai các dự án khởi công mới; đẩy nhanh hoàn thiện công tác quyết toán các dự án đã hoàn thành; đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục nghiệm thu, thanh toán để giải ngân kịp thời cho nhà thầu, tư vấn.

c) Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt; theo dõi chặt chẽ chi phí dự án, xác định chính xác nhu cầu sử dụng vốn của dự án để xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng tháng trong năm kế hoạch, đề xuất điều hòa, điều chỉnh kế hoạch kịp thời, tránh lãng phí vốn đầu tư. d) Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng; kiên quyết không để các nhà thầu có năng lực yếu kém tham gia các dự án do Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên luôn chủ trương thực hiện đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong xây dựng:

- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc

điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;

- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;

- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.

Thực hiện tốt chính sách của Nhà về khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng lũ lụt.

Nghiêm túc tuyên truyền, bài trừ các hành vi mà nhà nước cấm thực hiện trong hoạt động xây dựng:

- Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này;

- Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;

- Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc;

- Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;

- Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi trường trong xây dựng;

- Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;

- Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình trong đấu thầu;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 100)