Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 93)

3.1 Định hướng phát triển về xây dựng các cơng trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh

3.1.1 Định hướng chung

3.1.1.1 Quan điểm phát triển

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.

Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài, phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh, hình thành các sản phẩm mũi nhọn và vùng động lực tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, củng cố và nâng cao vị thế của Tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước.

Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Quan tâm hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phát triển toàn diện; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc trong Tỉnh.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tăng cường liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng hệ thống chính trị, hành chính vững mạnh, tăng cường quốc phịng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội.

3.1.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc về phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục - đào tạo; cơ cấu kinh tế hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Thực hiện tăng trưởng xanh với mức độ phát thải các-bon giảm dần, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững quốc phịng - an ninh cho cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.

3.1.1.3 Tầm nhìn phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030

3.1.1.3.1. Mục tiêu tổng thể

Phấn đấu Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, hội tụ những yếu tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và mơi trường an tồn, bền vững; là trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu và khoa học cơng nghệ có uy tín lớn trong nước, có các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc; đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Xây dựng thành phố Thái Nguyên là thành phố sinh thái, có chức năng tổng hợp (quản lý nhà nước, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học - cơng nghệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng và thương mại).

3.1.1.3.2. Định hướng phát triển a) Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 10 - 10,5%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2025 khoảng 150 triệu đồng, năm 2030 khoảng 265 triệu đồng (theo giá thực tế). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 90% vào năm 2030.

b) Về văn hóa, xã hội:

- Phấn đấu Thái Nguyên thực sự là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao với đại học Thái Nguyên là trung tâm và một số cơ sở nghiên cứu và triển khai trực thuộc tạo môi trường gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp; 100% trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia; hệ thống cơ sở y tế hiện đại, người dân được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng và thuận lợi; khơng gian văn hóa đặc trưng, hội tụ đầy đủ bản sắc văn hóa đặc trưng của Vùng.

c) Về kết cấu hạ tầng và không gian đô thị.

- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại trên tất cả lĩnh vực giao thơng, điện, cấp, thốt nước... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển hệ thống đô thị hợp lý, bảo đảm khơng gian xanh, trong đó đơ thị hạt nhân là thành phố Thái Nguyên, các đô thị vệ tinh là thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên, thị xã Núi Cốc... Từng bước gắn kết các khu, cụm công nghiệp để tạo thành các cụm liên kết ngành như: cụm cơng nghiệp cơ khí chế tạo, khoa học, đào tạo, dịch vụ Thái Nguyên - Núi Cốc; cụm công nghiệp điện tử - công nghệ cao - cơng nghiệp phụ trợ n Bình - Phổ n.

3.1.2 Định hướng về xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

a) Cấp và thoát nước

- Triển khai các chương trình cung cấp nước sạch cho khu vực nơng thơn, vùng sâu, vùng xa; xây dựng các cơng trình cung cấp nước sạch có cơng suất vừa và nhỏ phù hợp với qui mô dân số tại các điểm dân cư.

- Đến năm 2020: Có 95% dân số nơng thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Đảm bảo các đô thị và khu cơng nghiệp tập trung có hệ thống thoát nước riêng (nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị); nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

b) Thủy lợi

- Tiếp tục cải tạo và nâng cấp các cơng trình thủy lợi hiện có nhằm phát huy tối đa công suất xây dựng; tiếp tục hồn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương; hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, nâng cao hệ số sử dụng cơng trình, đáp ứng nguồn nước cho sản xuất.

- Huy động mọi nguồn lực tăng cường đầu tư cho thủy lợi nhằm nâng cao năng lực tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; đảm bảo tưới tiêu ổn định cho khoảng trên 80% diện tích, trước hết cho lúa, rau đậu các loại. Chú trọng qui hoạch xây dựng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng rau màu v.v. theo hướng chuyển đổi cơ cấu nơng nghiệp. Xây dựng các cơng trình thủy lợi mới, các cơng trình hồ chứa, đập tràn và kiên cố hóa kênh mương gắn với thực hiện các tiêu chí Quy hoạch nơng thơn mới. c) Phòng chống lũ và bảo vệ thiên tai

- Tăng cường bảo vệ và đẩy mạnh tốc độ trồng mới rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn; Tổ chức quản lý khai thác hợp lý, có hiệu quả lưu vực sông Công, sông Cầu. - Xây dựng hoàn thiện hệ thống đê ngăn lũ; Xây dựng thêm các hồ phía thượng nguồn; cải tạo nâng cấp các hồ đập hiện có.

- Xây dựng bổ sung các trạm bơm cho những khu vực khơng thể thốt nước tự nhiên, cải tạo nâng cấp các trạm bơm cũ đã xuống cấp và thiếu công suất.

3.1.3 Các dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên được ưu tiên nghiên cứu đầu tư giai đoạn đến năm 2020 cứu đầu tư giai đoạn đến năm 2020

STT Tên dự án

I CÁC DỰ ÁN DO TỈNH QUẢN LÝ

1 Dự án đầu tư và phát triển giống nông lâm nghiệp thủy sản chất lượng cao 2 Xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn tỉnh

3 Các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các cơng trình thủy lợi, đảm bảo an toàn hồ đập

STT Tên dự án

4 Kè sông Cầu khu vực thành phố Thái Ngun 5 Hồ Khn Nhà huyện Định Hóa

6 Hồ Khn Tát huyện Định Hóa 7 Hồ Văn Hán huyện Đồng Hỷ

II CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ

1 Các dự án sản xuất, chế biến rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap

2 Các dự án đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng chè trên địa bàn tỉnh

3 Các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

4 Các dự án trồng rừng gỗ xây dựng và gia dụng, gỗ nguyên liệu giấy, nguyên liệu ván nhân tạo

3.2 Phương hướng và nhiệm vụ đề ra cho công tác quản lý nhà nước về xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2022

Trong thời đại hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển mạnh ngành xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 - 2020 nhấn mạnh: “Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghệ xây lắp đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới”. Để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Ngun đã đề ra các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện như sau:

a) Công tác chỉ đạo, điều hành

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan. Bám sát các mục tiêu nhiệm vụ nhiệm vụ của đơn vị. - Cấp uỷ chi bộ xây dựng Nghị quyết về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2018.

- Tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức để thảo luận đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện.

b) Công tác phối hợp với các địa phương, các đơn vị liên quan

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình thực hiện; đẩy nhanh các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tư vấn, phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng để sớm triển khai các dự án khởi cơng mới; đẩy nhanh hồn thiện cơng tác quyết tốn các dự án đã hoàn thành; đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục nghiệm thu, thanh toán để giải ngân kịp thời cho nhà thầu, tư vấn.

c) Kiểm sốt chặt chẽ phạm vi, quy mơ, cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt; theo dõi chặt chẽ chi phí dự án, xác định chính xác nhu cầu sử dụng vốn của dự án để xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng tháng trong năm kế hoạch, đề xuất điều hòa, điều chỉnh kế hoạch kịp thời, tránh lãng phí vốn đầu tư. d) Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng; kiên quyết khơng để các nhà thầu có năng lực yếu kém tham gia các dự án do Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên luôn chủ trương thực hiện đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong xây dựng:

- Bảo đảm xây dựng cơng trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan cơng trình, bảo vệ mơi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc

điểm văn hóa, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;

- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an tồn cơng trình, tính mạng con người và tài sản, phịng, chống cháy, nổ, vệ sinh mơi trường;

- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng cơng trình, đồng bộ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật;

- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thốt và các tiêu cực khác trong xây dựng.

Thực hiện tốt chính sách của Nhà về khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng lũ lụt.

Nghiêm túc tuyên truyền, bài trừ các hành vi mà nhà nước cấm thực hiện trong hoạt động xây dựng:

- Xây dựng cơng trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng cơng trình lấn chiếm hành lang bảo vệ cơng trình giao thơng, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ các cơng trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng cơng trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ qt, trừ những cơng trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này;

- Xây dựng cơng trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; khơng có giấy phép xây dựng đối với cơng trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng cơng trình khơng đúng với giấy phép xây dựng được cấp;

- Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc;

- Xây dựng cơng trình khơng tn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;

- Vi phạm các quy định về an tồn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi trường trong xây dựng;

- Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;

- Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng cơng trình trong đấu thầu;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

3.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

3.3.1 Hồn thiện mơ hình tổ chức quản lý nhà nước về xây dựng

Căn cứ thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ngày 16/11/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng, các phịng chun mơn thuộc Ban quản lý dự án cần xây dựng lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước một cách hoàn thiện hơn.

Ngoài ra trên cơ sở kết quả những hạn chế tồn tại mơ hình tổ chức quản lý nhà nước về xây dựng như đánh giá ở Chương hai cụ thể như sau:

+ Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác lập và quản lý quy hoạch còn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh thái nguyên (Trang 93)