Mô hình hoạt động, chức năng bộ phận ngân hàng đại lý

Một phần của tài liệu 0476 giải pháp phát triển hoạt động NH đại lý tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 56)

ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2014

Nguồn: Cổng thông tin điện tử của các ngân hàng2014

Đồng thời năm 2014 cũng đánh dấu việc sáp nhập bộ phận ngân hàng đại lý từ Sở Giao dịch về trực thuộc Trụ sở chính để trở thành Ban Định chế tài chính, đồng thời ban hành một loạt văn bản quy phạm quy trình điều chỉnh và quản lý hoạt động này, chính thức đưa hoạt động ngân hàng đại lý trở thành một công cụ phục vụ trực tiếp cho việc quản lý điều hành của ban lãnh đạo Agribank.

2.2.2 Mô hình hoạt động, chức năng bộ phận ngân hàng đạilý

a) Mô hình hoạt động:

Bộ phận ngân hàng đại lý được bắt đầu thành lập từ năm 1994 dưới hình thức ban đầu chỉ là một nhóm chuyên viên trực thuộc phòng Quan hệ quốc tế - Khối Kinh doanh đối ngoại. Kể từ năm 2000 sau khi thành lập Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ, bộ phận Ngân hàng đại lý đã tách ra thành Phòng ngân hàng đại lý, có Trưởng phòng, phó phòng và chuyên viên, trực thuộc quản lý của Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ.

Đến năm 2005, theo lộ trình tái cơ cấu, Agribank sáp nhập Sở Quản lý kinh doanh vốn & ngoại tệ trực thuộc Sở Giao dịch, theo đó Phòng Ngân hàng đại lý cũng trở thành một phòng chức năng thuộc Sở Giao dịch, tuy nhiên mô hình hoạt động vẫn giữ nguyên.

Biểu đồ 2.5: Mô hình Phòng Ngân hàng đại lý trước năm 2013

Nguồn: Tài liệu Phòng Ngân hàng đại lý

Đến năm 2013, theo quyết định số 497-QĐ-HĐTV-TCTL ngày 27/05/2013 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank, Ban Định chế Tài chính trực thuộc Trụ sở chính đã được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa 3 đơn vị: Ban Quan hệ quốc tế, Ban Quản lý dự án ủy thác đầu tư và Phòng Ngân hàng đại lý. Như vậy hoạt động Ngân hàng đại lý không những được nâng tầm lên cấp quản lý mà còn được mở rộng, chuyên sâu với nhiều chức năng quan trọng. Đồng thời điều này cũng cho thấy ban lãnh đạo Agribank đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng đại lý trong tiến trình hội nhập và quốc tế hóa hoạt động ngân hàng.

Theo mô hình hiện tại, bộ phận Ngân hàng đại lý trực thuộc ban Định chế tài chính, đứng đầu là Trưởng ban (tương đương với chức vụ Giám đốc FI), dưới Trưởng ban là các Phó ban và chuyên viên. Ban Định chế tài chính sẽ phụ trách các khách hàng là định chế tài chính, bộ phận khách hàng này sẽ chia làm 3 nhóm theo nghiệp vụ là nghiệp vụ FX-TF, nghiệp vụ Dự án quốc

tế và nghiệp vụ Ngân hàng đại lý. Mỗi nghiệp vụ sẽ có một Phó ban phụ trách trực tiếp và một số chuyên viên như mô hình dưới đây:

Biểu đồ 2.6: Mô hình Phòng Ngân hàng đại lý sau năm 2013

Nguồn: Tài liệu Phòng Ngân hàng đại lý

c) Chức năng của bộ phận Ngân hàng đại lý

Theo quyết định số 497-QĐ-HĐTV-TCTL của Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank ban hành ngày 27/05/2013, Ban Định chế tài chính có các chức năng:

- Tham mưu cho Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong việc quản trị, điều hành các hoạt động kinh doanh đối ngoại, hoạt động quan hệ hợp tác gi ữa Agribank với các tổ chức quốc tế, Định chế tài chính trong và ngoài nước;

- Tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối, bảo lãnh tín dụng nước ngoài;

- Tiếp thị, hỗ trợ mua, bán sản phẩm dịch vụ;

- Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn nước ngoài trong hệ thống Agribank phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Agribank theo quy định của

Pháp luật

và của Agribank.

Cũng theo quyết định này, Ban Định chế tài chính có một số nhiệm vụ chính:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy chế quản lý điều hành liên quan tới chức năng của ban;

- Đánh giá, đề xuất ban hành các sản phẩm dịch vụ thuộc nghiệp vụ Ngân hàng đại lý;

- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, hợp tác với các định chế trong và ngoài nước;

- Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, tiền tệ của các nước để thiết lập quan hệ đại lý, mở rộng các sản phẩm dịch vụ;

- Thẩm định, đánh giá, xếp hạng và đề xuất các hạn mức cho các định chế tài chính trong và ngoài nước;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài;

- Cung cấp thông tin cho Định chế tài chính trong và ngoài nước, khai thác, quản lý thông tin do Định chế tài chính trong và ngoài nước cung cấp;

- Bán chéo sản phẩm dịch của Agribank cho các định chế tài chính trong và ngoài nước;

- Nghiên cứu thị trường, lập đề án kinh doanh, đề xuất các phương án triển khai mạng lưới tại nước ngoài;

Từ chức năng và nhiệm vụ trên có thể thấy hoạt động ngân hàng đại lý tại Agribank đã bao gồm đầy đủ các nghiệp vụ quan trọng, cần thiết theo đúng bản chất của hoạt động này, không còn tính sơ khai như thời kỳ đầu. Đây cũng là tiền đề để Agribank phát triển hoạt động ngân hàng đại lý trong thời kỳ tới.

d) Sự cần thiết phát triển hoạt động ngân hàng đại lý tại Agribank

Sự cần thiết phát triển hoạt động ngân hàng đại lý tại Agribank là do các nguyên nhân sau:

- Đáp ứng nhu cầu giao dịch, thanh toán của khách hàng và của chính bản thân ngân hàng: Trước đây hoạt động thanh toán qua SWIFT chưa phổ

biến, các ngân hàng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán qua Telex, thư

tín (nếu khoảng cách xa) hoặc giao dịch tại quầy. Tuy nhiên tất cả các hình

thức trên đều không phù hợp với xu thế quốc tế hóa thương mại hiện

nay nên

các ngân hàng trên thế giới đều thống nhất thực hiện các giao dịch thanh toán

quốc tế thông qua mạng Swift nhằm đảm bảo tính quy chuẩn, an toàn và tiết

kiệm thời gian. Các ngân hàng không có quan hệ đại lý (không thực

hiện việc

trao đổi RMA qua SWIFT) sẽ không thể gửi điện xác thực cho nhau, do

đó sẽ

không thực hiện được giao dịch. Vì vậy, việc phải thiết lập và phát triển quan

dịch vụ tới những thị trường xa xôi trong thời gian ngắn và thủ tục đơn giản, chi phí thấp.

- Tăng năng lực cạnh tranh: trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với nhau và giữa ngân hàng trong

nước với

ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải vừa

tăng chất

lượng dịch vụ, vừa đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm cung

cấp nhiều tiện ích cho khách hàng, nếu không sẽ mất thị phần. Hoạt động

ngân hàng đại lý tạo điều kiện cho Agribank phát triển, nâng cấp sản phẩm

dịch vụ của mình: ví dụ thông qua quan hệ đại lý, Agribank có thể kết

hợp với

các ngân hàng tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản... để cung cấp

dịch vụ

chuyển tiền kiều hối từ các thị trường này về Việt Nam với chi phí thấp, thời

gian chuyển tiền nhanh; hoặc ngân hàng trong nước có thể nhờ hệ thống mạng

lưới rộng của ngân hàng đại lý để cung cấp các dịch vụ nhờ thu séc, nhờ thu

chứng từ, tra soát giao dịch., thông qua quan hệ đại lý các ngân hàng có thể

kết hợp thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chiết khấu, cho vay trọn gói cho các

khách hàng của mình tới khách hàng ở một thị trường mới, nếu phải đầu tư xây dựng văn phòng giao dịch hoặc chi nhánh sẽ tốn kém nhiều chi phí, thậm chí phải đối mặt với những ràng buộc về mặt pháp lý, con người, ngôn ngữ tại địa phương đó, đối mặt với sự cạnh tranh của các ngân hàng tại nước đó và nhiều khi hiệu quả mang lại không như mong muốn. Thậm chí việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại các thị trường mới là phương án không khả thi trong trường hợp Agribank chỉ phát sinh giao dịch với một số ít khách hàng tại thị trường đó. Vì thế thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng này là phương án tối ưu giúp Agribank vừa có thể phát triển được dịch vụ, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà vẫn mang lại lợi nhuận nhất định.

- Tiếp cận những dịch vụ mới, công nghệ hiện đại từ mối quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn trên thế giới: Để ban hành một sản phẩm dịch vụ mới

hoặc đưa một công nghệ mới vào ứng dụng trung bình mất từ 3-5 năm cho

quá trình nghiên cứu - đề xuất - thử nghiệm- đánh giá- phê duyệt -triển khai,

chưa kể chi phí phải bỏ ra cho quá trình này là vô cùng lớn. Ví dụ để triển

khai dịch vụ chuyển tiền đa tệ, ngân hàng Bank of New York Mellon đã phải

mất 5 năm để hoàn thiện với chi phí gần 2 triệu USD. Rõ ràng với các ngân

hàng Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng việc nghiên cứu triển khai

một sản phẩm dịch vụ mới như thế là không khả thi. Tuy nhiên thông

đủ vốn thì việc thiết lập mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp và thông qua mạng lưới này để tiếp cận và tích lũy các kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế là hướng đi đúng đắn trong thời gian tới. Thông qua các ngân hàng đại lý, Agribank có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác tại các thị trường mục tiêu, tìm hiểu về tập quán, luật pháp, hoạt động kinh doanh tại các thị trường này, thiết lập mạng lưới khách hàng và cung ứng sản phẩm dịch vụ, đây là những bước khởi động cần thiết trước khi chính thức bước vào sân chơi quốc tế.

Một phần của tài liệu 0476 giải pháp phát triển hoạt động NH đại lý tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 49 - 56)

w