1.3.3.1.1.Môi trường pháp lý
Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được của một quốc gia. Khơng có pháp luật hoặc pháp luật khơng phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó khơng thể tiến hành trơi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao, là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP ACB nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia sử dụng dịch vụ tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ kinh doanh của ngân hàng mới đem lại lợi ích cho cả hai và chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới được đảm bảo và chỉ có trên nền một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng, minh bạch thì hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động dịchvụ của ngân hàng mới phát triển.
Chính sách tài chính tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mơ của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ ngân hàng của NHTM.
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước tác động định hướng và điều hành nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản. Chính sách đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua khu vực sản xuất, đến hoạt động ngân hàng. Một nền kinh tế đóng, bắt buộc các ngân hàng hướng về việc khai thác các nguồn vốn trong nước một cách đơn điệu, các hoạt động ngân hàng chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp trong nước. Ngược lại, một nền kinh tế mở, khả năng huy động vốn, đầu tư và phát triển dịch vụ của ngân hàng tăng lên.
Chính sách tiền tệ: Mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm sốt lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Tuỳ thuộc vào việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ mà có sự ảnh hưởng khác nhau đến phát triển dịch vụ ngân hàng. Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngồi xã hội thì lúc đó NHTM huy động được nhiều vốn hơn, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn. Đồng thời các cơng cụ chính sách tiền tệ như lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc cũng ảnh hưởng đến trực tiếp đến môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng.Vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế thừa nhận.
1.3.3.1.2.Môi trường kinh tế:
Bao gồm các yếu tố như: tiền tệ ổn định, nền kinh tế phát triển vững
chắc có
tác động tích cực tới sự phát triển các dịch vụ ngân hàng, cụ thể như sau: Tiền tệ ổn định: Đây là tiền đề, là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng ứng
dụng dịch vụ đối với bất kỳ quốc gia nào. Người dân sẽ rút tiền mặt và tiêu dùng
ồ ạt khi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng và rõ ràng không ai muốn sử dụng các
phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong trường hợp này.
Sự phát triển của nền kinh tế: Dịch vụ ngân hàng không thể phát triển trong điều kiện một nền kinh tế có năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu kém, thu nhập dân cư còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Vì thế sự phát triển ổn định của nền kinh tế, mức thu nhập cao và ổn định của người dân là điều kiện cần thiết của sự phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Trình độ dân trí ở đây được hiểu như khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của công chúng cũng như sự nhận thức được những tiện ích của dịch vụ. Nếu người dân ít hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng, họ sẽ khơng thấy được lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ này và do đó các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng khơng có nhu cầu phát triển.
Khả năng tiếp cận tiện lợi các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp và dân cư cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển các dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, ở nước ta dân chúng vẫn chưa quen với sử dụng dịch vụ ngân hàng trong thương mại. Việc sử dụng tiền mặt và thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến ở một số doanh nghiệp và trong dân cư. Điều đó ảnh hưởng khơng thuận lợi đến phát triển dịch vụ của các NHTM.
Việc nghiên cứu mức thu nhập của dân cư cũng như năng lực của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có thể phân loại từng nhóm khách hàng để lựa chọn việc cung cấp những loại sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm khách hàng.
1.3.3.1.4.Sự phát triển của khoa học công nghệ ngân hàng:
Công nghệ ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng, quy mô, chủng loại dịch vụ mà NHTM có thể cung cấp. Nếu chỉ có cơng nghệ truyền thống thủ cơng thì NHTM chỉ có thể cung cấp ít loại dịch vụ với chất lượng thấp và quy mô nhỏ như thanh toán qua tài khoản, chuyển khoản, chiết khấu giấy tờ có giá. Cịn ở trình độ cơng nghệ hiện đại dựa trên nền tảng tin học, kỹ thuật số hoá thì dịch vụ ngân hàng vơ cùng phong phú, phục vụ khách hàng tiện lợi và NHTM có thể mở rộng rất nhanh quy mô dịch vụ. Thực tiễn bùng nổ dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tại nhà... của các NHTM hiện đại chứng minh rõ cho điều đó. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc thu nhập thông tin về thị trường, về
khách hàng là rất cần thiết giúp ngân hàng đầu tư đúng hướng, sẽ giảm được rủi ro một cách cao nhất.
1.3.3.1.5.Môi trường cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp, các khách hàng được chủ động tìm kiếm, lựa chọn NHTM để quan hệ gửi tiền, vay tiền, thanh toán, sử dụng các dịch vụ khác... Các ngân hàng cũng có quyền chủ động mời chào các khách hàng để đặt quan hệ, đưa ra nhiều hình thức khuyến mại. Trong quá trrình này, dịch vụ của ngân hàng nào tốt hơn, giá cả phù hợp hơn sẽ được khách hàng lựa chọn và tăng khả năng trong cạnh tranh. Điều đó buộc các ngân hàng phải nâng cao trình độ cơng nghệ, phát triển các dịch vụ mang tính tiện ích cho khách hàng. Vì vậy cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng hố, hiện đại hố.
1.3.3.1.6.Q trình hội nhập kinh tế của quốc gia:
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội và khả năng để các ngân hàng trong nước có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý, kế thừa những thành tựu của khoa học công nghệ ngân hàng, hợp tác cùng phát triển, mở rộng thị trường. NHTM Việt Nam có thể phát huy lợi thế của mình đó là mạng lưới rộng lớn, am hiểu thị trường hơn các đối thủ nước ngoài...Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là những nguy cơ mà các NHTM Việt Nam cũng phải đối đầu, đó là:
NHTM trong nước phải chia sẻ thị trường cho NHTM nước ngồi. Ví dụ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nhà nước Việt Nam phải mở cửa thị trường tài chính cho các chi nhánh ngân hàng nước ngồi hoạt động như NHTM ViệtNam. Các NHTM nước ngồi có thế mạnh trong cung cấp nhiều dịch vụ với chất lượng cao trên nền tảng công nghệ tiên tiến. Do vậy, nếu hệ thống NHTM Việt Nam khơng tích cực nghiên cứu thị
trường để có những giải pháp củng cố mạng lưới, củng cố thị trường truyền thống, nâng cao năng lực tài chính, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ có nguy cơ mất thị trường.
Thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước mang tính quốc tế nên tính rủi ro, bấp bênh cũng lớn hơn. Nếu các NHTM Việt Nam khơng hiện đại hố quản trị ngân hàng, không nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên thì tham gia thị trường dịch vụ ngân hàng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo, thua lỗ, phá sản.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM bị cuốn vào các xu hướng chung, đó là sự vận động của nền tài chính thế giới. Và, nếu khơng có năng lực tài chính đủ mạnh, NHTM khơng những không phát triển được dịch vụ ngân hàng mà cịn có nguy cơ sụp đổ do tác động của nạn đầu cơ, cạnh tranh, thơn tính quốc tế...