Từ thực tiễn hoạt động của một số ngân hàng nước ngồi, có thể rút ra một số bài học cho hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng như sau:
Thứ nhất, cần đa dạng hóa danh mục dịch vụ phi tín dụng cung ứng
trên cơ sở áp dụng cơng nghệ hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, luôn coi trọng việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung ứng danh mục dịch vụ phi tín dụng một cách chính xác và kịp thời. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp phải mang tính thực tiễn và thiết thực với nhu cầu của khách hàng, dồng thời sản phẩm phải dễ sử dụng, thuận tiện cho khách hàng, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Thứ hai, đầu tư cho công nghệ là yếu tố dẫn đến sự thành cơng của
ngân hàng. Vì vậy các NHTM Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại vào phát triển nghiệp vụ theo một quá trình liên tục nhằm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân
hàng tiện ích nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó cần có chính sách chăm sóc khách hàng tốt, xử lý nhanh chóng các khiếu nại và thực hiện hiệu quả việc tra sốt giao dịch. Tăng cường chuyển tải thơng tin tới cơng chúng nhằm giúp khách hàng có thơng tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ phi tín dụng, nắm được các thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Thứ tư, cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để nâng
cao trình độ nghiệp vụ và phù hợp với chiến lược phát triển dịch vụ phi tín dụng. Cần thành lập bộ phận chuyên trách để đánh giá đặc điểm của các loại khách hàng. Từ đó đưa ra các dịch vụ với những tiện ích phù hợp, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối đa dạng hóa sản phẩm và nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý khách hàng chuẩn hóa nhằm phục vụ cho công tác phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Cuối cùng, quản trị rủi ro thông qua đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro: phân tách chức năng rõ ràng giữa bộ phận giao dịch với khách hàng và bộ phận kiểm soát để giảm thiểu rủi ro cũng như tăng cường các biện pháp kiểm tra, phòng ngừa để hạn chế tối đa các sai sót cũng như gian lận có thể xảy ra.