KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và định hướng hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh.

Qua 19 năm hoạt động, với sự nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, SCB đã từng bước ổn định hoạt động kinh doanh và đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Kết quả này được thể hiện thông qua các chỉ số tài

chính của SCB qua các năm như sau:

Hình 2.1. Các chỉ số tài chính của SCB qua các năm

Với quá trình hoạt động chưa phải là lâu dài so với các tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam, nhưng với quyết tâm luôn đổi mới, tìm tòi, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và sản phẩm dịch vụ, SCB mong muốn trở thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam.

Định hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn là An toàn - Hiệu quả - Bền vững”.

- Với mục tiêu hoạt động an toàn: SCB tăng cường công tác quản trị, điều hành nhằm kiểm soát các loại rủi ro, đảm bảo hoạt động an toàn và ổn định.

- Với mục tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả: SCB phấn đấu đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân được cải thiện qua các năm.

- Với mục tiêu tăng trưởng bền vững: SCB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát và kiện toàn mọi mặt về chất, chuẩn bị nguồn lực cho lộ trình phát triển mới, sự phát triển của năm trước phải tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của các năm tiếp theo.

Để đảm bảo định hướng chung đó, SCB chú trọng thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu phát triển trong các khâu then chốt như:

• Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh trên cơ sở đa dạng hóa đối tượng cổ đông. Trong đó, xác định rõ yêu cầu thu hút một số cổ đông trong và nước ngoài có tiềm năng và vị thế mạnh; thực hiện tăng vốn điều lệ theo lộ trình hàng năm; xúc tiến việc niêm yết chứng khoán SCB trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

• Tăng cường công tác quản trị điều hành, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng luôn an toàn và ổn định.

• Kiện toàn bộ máy hoạt động theo hướng củng cố, phát triển theo chiều sâu, chú trọng đến chất lượng hoạt động.

• Phát triển mạnh hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng làm mảng kinh doanh cốt lõi; mở rộng mạng lưới trong nước và một số địa bàn ở nước ngoài; tăng cường hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

32

hoặc liên kết phát triển dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bất động sản và dịch vụ ngân hàng quốc tế...

• Đảm bảo duy trì ổn định, phát triển bền vững các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn vốn, an toàn thanh khoản, tiến tới là một chủ thể cho vay trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam.

• Nghiên cứu phát triển ứng dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến nhất nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh và phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập sâu rộng, trên nền tảng công nghệ hiện đại.

• Bảo vệ tốt nhất mọi quyền lợi hợp lý của tất cả cổ đông.

• Phát triển nguồn nhân lực mạnh đan xen giữa các thế hệ, độ tuổi. Áp dụng nhất quán chính sách lương, thưởng, đãi ngộ nhân tài và hệ thống các cơ chế chính sách khác để duy trì, tăng cường sức mạnh nguồn nhân lực.

• Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo thông tin kinh tế thị trường phục vụ thiết thực hoạt động kinh doanh; phát triển công tác quảng cáo, truyền thông thông qua các công tác quan hệ cộng đồng, nâng cao uy tín và vị thế của SCB trên thị trường trong nước và quốc tế.

Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn được chia thành 5 khối cơ bản: Khối Kinh doanh, Khối Vận hành, Khối Hỗ trợ, Khối Kiểm soát và quản trị rủi ro, Khối Công nghệ thông tin.

Trong mỗi khối lại thành lập các Phòng ban/ Trung tâm trực tiếp phụ trách các mảng nghiệp vụ cụ thể. Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHTMCP Sài Gòn

2.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN SÀI GÒN CỔ PHẦN SÀI GÒN

2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động huy động vốn

Từ khi thành lập đến nay, qua nhiều năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã tạo được uy tín lớn trong dân cư và có quan hệ mật thiết đối với các doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn luôn được ngân hàng chú trọng và coi đó là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Trên thực tế, với việc mở rộng các hình thức huy động với nhiều loại hình tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ, phong phú về thời hạn, cạnh tranh về lãi suất, ngân hàng đã triệt để khai thác nguồn vốn từ những khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản tiền gửi thanh toán của những doanh nghiệp lớn, kết hợp với nhiều giải pháp và chính sách thích hợp tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn huy động; đặc biệt là nguồn vốn có thời hạn dài nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển đất nước. Nhờ vậy, nguồn vốn của SCB tăng trưởng liên tục qua các năm.

Hình 2.3. Số dư huy động của SCB qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 của NHTMCP Sài Gòn

Năm 2008 đã đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ trong công tác huy động vốn của SCB. Trước bối cảnh thị trường tài chính đầy biến động, SCB đã triển khai

thành công hàng loạt các sản phẩm mang tính đột phá, khẳng định vị thế đi đầu trong việc tạo nên sự khác biệt như: “Tiết kiệm VND đảm bảo bằng vàng”, “Đầu tư qua đêm”, “Lãi suất tăng tốc”, “Lãi suất tự động điều chỉnh tăng”, “Hoán đổi lãi suất - Kéo dài kỳ hạn”... Tính đến cuối năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 34.606 tỷ đồng trong đó huy động thị trường 1 là 26.830 tỷ đồng và thị trường 2 là 3.104 tỷ đồng; tỷ trọng thị trường 1 và thị trường 2 đạt 90%:10%. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm 2008 đạt 53%, đạt bình quân 118% trong giai đoạn 2005-2008, được đóng góp chủ yếu bởi sự tăng trưởng của nguồn tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá.

Bước sang năm 2009, tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thêm vào đó chính sách kiềm chế lạm phát trọn gói của Chính phủ đã tác động đáng kể lên thị trường tài chính Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn của các NHTM. Mặc dù vậy, hoạt động huy động vốn của SCB trong năm 2009 vẫn có những bước tiến mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 48.902 tỷ đồng, tăng 14.296 tỷ đồng (41,31%) so với năm 2008; trong đó, huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 33.944 tỷ đồng. Với thế mạnh ngày càng nâng cao, SCB đã tạo được thế đứng trong phần đông khách hàng tiền gửi; huy động tiết kiệm từ dân cư được cải thiện đáng kể với mức tăng trưởng ổn định và tương đối đều, góp phần vào mức tăng trưởng huy động chung hơn 10.000 tỷ đồng.

Năm 2010, SCB tiếp tục phát triển và hoàn thiện các sản phẩm, chính sách tiền gửi trên cơ sở hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng; qua đó giữ vững và tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Mặc dù trong năm 2010, SCB phải đối mặt với những áp lực không nhỏ về huy động vốn với những biến động phức tạp của thị trường, lãi suất, giá vàng. nhưng với mạng lưới hoạt động được mở rộng; chính sách lãi suất huy động linh hoạt; phong cách phục vụ chuyên nghiệp và danh mục sản phẩm phong phú, đa dạng, nhiều tiện ích (sản phẩm “Tiết kiệm tích lũy theo vòng đời”, “Kỳ hạn duy nhất - Lãi suất linh hoạt mới” và gần đây là các chương trình “Đón

NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) TG TCTD và vay NHNN 7.77 6 22 % 14.958 30 % 10.234 19% TG TCKT 4.41 4 13 % 4.846 10 % 3.557 6% TG dân cư 22.41 6 65 % 29.098 60 % 40.648 75% Tổng cộng 34.60 6 100 % 48.902 100% 54.439 100%

đông sang - Mừng xuân đến”, “Gửi USD - Nhận nhiều ưu đãi”...) đã tạo nên thế mạnh cho hoạt động huy động vốn của SCB trong năm vừa qua. Cùng với sự nỗ lực của các đơn vị, hoạt động huy động vốn của SCB trong năm 2010 đã đạt được những kết quả khả quan. Đơn vị tính: tỷ đồng HÀ NỘI sở GIAO DỊCH TÂN ĐINH GIAĐINH CHỢ LỚN TÂN BÌNH NHÀ RỒNG 20/1 ũ VŨNG TÀU BÌNH ĐINH HẢI PHÒNG ĐÀ NẴNG KHÁNH HÒA CẰN THƠ TIÈN GIANG VĨNH LONG NGHỆAN CỦ CHI BÌNH DƯƠNG QUẢNG NINH ĐỒNG NAI ĐỒNG THẤP LONG AN BÌNH THUẬN TRÀVINH AN GIANG DAKLAK BÉN TRE GIA LAI HẢI DƯƠNG KIÊN GIANG BẮC NINH HỘI SỞ 3.617 3.357 3.307 2.530 1.981 1.413 1.245 1.136 1.104 1.081 879 811 793 780 750 701 669 588 528 502 497 ™ 367 " 346 " 321 " 310 " 299 ≡ 283 ≡ 256 ■ 126 I 47 10 6.082 7.490 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 Hình 2.4. Tình hình huy động vốn trên thị trường 1 tại các chi nhánh

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của NHTMCP Sài Gòn

Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 54.439 tỷ đồng; tăng 5.537 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 11,3% và đạt 100,8% kế hoạch toàn hàng. Trong đó: đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng nguồn vốn trong năm 2010 là

nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế với mức tăng hơn 10.226 tỷ đồng, đạt 44.170 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Huy động từ các tổ chức tín dụng và các nguồn khác đã từng bước giảm dần theo đúng mục tiêu của SCB. Theo đó, cơ cấu nguồn vốn đang tiếp tục được cải thiện theo hướng ổn định và bền vững. Để đạt được những thành tích trên, bên cạnh cơ chế điều hành lãi suất luôn đảm bảo cạnh tranh so với thị trường, SCB luôn linh hoạt và chủ động trong việc triển khai các sản phẩm tiền gửi, chính sách khách hàng phù hợp với biến động thị trường và nhu cầu khách hàng.

Hướng đến năm 2011 với nhiều cơ hội và thách thức, trên cơ sở những thành quả đã đạt được, SCB sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển các sản phẩm, chính sách tiền gửi theo hướng tinh gọn, hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng; qua đó giữ vững và tăng cường nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Trong cơ cấu nguồn vốn của SCB, vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 70% tổng nguồn vốn huy động. Đến hết 31/12/2010, huy động vốn từ dân cư đạt 40.648 tỷ đồng, tăng 11.550 tỷ đồng (+39,69%) so với 31/12/2009.

31/12/2008 31/12/2009

TG dân CU'

■ TG TCTD và nguồn khác

Hình 2.5. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo tài chính của SCB các năm 2008, 2009, 2010

Huy động vốn từ tổ chức

Tiền gửi của tổ chức chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm đa số trong tổng huy động từ các tổ chức. Đến 31/12/2010, huy động từ tổ chức đạt 3.557 tỷ đồng, giảm 1.289 tỷ đồng (-26,6%) so với 31/12/2009.

Như vậy, có thể thấy: khả năng tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ lệ rất thấp, trên dưới 10% trong tổng nguồn vốn huy động của SCB. Điều này đòi hỏi SCB phải thực hiện linh hoạt các các giải pháp: Một mặt, phát triển mối quan hệ với các khách hàng lớn và truyền thống như Kho bạc Nhà nước, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, các tập đoàn, doanh nghiệp quy mô lo`n... Mặt khác, không ngừng cải tiến, mở rộng các

loại hình dịch vụ, chú trọng nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp với nhiều tiện ích.

• Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng và vay Ngân hàng Nhà nước

Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có quan hệ với nhau thông qua các giao dịch tiền gửi, tiền vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán và tín dụng. Tuy nhiên, chi phí sử dụng nguồn vốn này thường cao nên các ngân hàng chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. Tại SCB, vốn huy động trên thị trường 2 và vay Ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2009. Điều này cho thấy, hoạt động của SCB còn phụ thuộc tương đối nhiều vào TT2.

Vào những tháng cuối năm 2010, sức nóng của thị trường vốn càng trở nên căng thẳng khi các ngân hàng chạy đua để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và SCB cũng không là ngoại lệ. Kể từ tháng 10/2010, SCB phải nhận vốn liên ngân hàng để bổ sung thêm nguồn vốn hoạt động. Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng số dư huy động trên thị trường liên ngân hàng và vay NHNN của SCB vào khoảng 10.234 tỷ đồng, chiếm 18,8% tổng nguồn vốn. Với tình hình trên, SCB phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn hoạt động cũng như từng bước giảm chi phí đầu vào.

Hình 2.6. Cơ cấu huy động SCB tháng 12/2010

Trong năm 2010, huy động thị trường 2 của hầu hết các ngân hàng gồm cả các ngân hàng lớn cũng như các ngân hàng vừa và nhỏ đều tăng mạnh. Đặc biệt là các tháng cuối năm 2010 khi tình hình thanh khoản của các ngân hàng khó khăn. Trong đó phải kể đến Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (EIB) tăng 2.206% (tương đương 31.932 tỷ đồng) chiếm 49% tăng trưởng huy động. Ngay cả ngân hàng lớn như NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thì nguồn huy động thị trường 2 cũng tăng 600% (tương đương 13.329 tỷ đồng), chiếm 29% tăng trưởng huy động. Tương tự đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam, nguồn vốn huy động thị trường 2 tăng 100% (tương đương 8.885 tỷ đồng), chiếm 37% tăng trưởng huy động.

Trong năm 2010, chỉ có duy nhất nguồn vốn huy động thị trường 2 của SCB là giảm 30% (tương đương 4.000 tỷ đồng) chủ yếu là do việc hoàn trả khoản vay NHNN từ năm trước. Điều này cũng đã giúp SCB cơ cấu lại được nguồn vốn của mình bằng việc tăng tỷ lệ huy động thị trường 1 trong tổng nguồn huy động.

Xác định năm 2010 là năm đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu, củng cố mọi mặt

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w