Kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo cán bộ chuyên ngành

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 103)

Các trường đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng (Học viện ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương...) cần mở rộng và nâng cao chất lượng công tác đạo tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng:

• Cần tăng số tiết giảng và nội dung giảng về Marketing ngân hàng

• Tăng thời lượng thực tập thực tế cho sinh viên tại các ngân hàng thương mại

• Thường xuyên phối hợp với các NHTM tổ chức khóa học đào tạo ngắn ngày về nghiệp vụ ngân hàng, kỹ năng giao tiếp của nhân viên ngân hàng hiện đại.

• Tổ chức các buổi hội thảo về Marketing với các NHTM

• Tăng số lượng đề tài nghiên cứu sinh, luận văn, luận án và khóa luận tốt nghiệp về Marketing ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong tương lai, Ngân hàng TMCP Sài Gòn có nhiều cơ hội để tự khẳng định mình nhưng cũng sẽ gặp không ít những thách thức, khó khăn trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để chiến thắng trong cạnh tranh, cùng với định hướng kinh doanh đúng đắn, ngân hàng cần có các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác Marketingđể tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Các

giải pháp cần được tập trung theo hướng: hoàn thiện mô hình tổ chức theo định hướng khách hàng; hiện đại hóa hệ thống thu thập và xử lý thông tin; xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng; xây dựng chiến lược Marketing toàn diện và tăng cường công tác kiểm tra hiệu quả hoạt động Marketing.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc: quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng cả về số lượng lẫn phạm vi; các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Trước xu hướng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, việc tổ chức có hiệu quả hoạt động Marketing đã trở thành công cụ cạnh tranh mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng. Marketing thực sự đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho hoạt động của ngân hàng luôn gắn kết và thích ứng với môi trường kinh doanh. Vì thế, việc ứng dụng và triển khai đồng bộ, có hiệu quả công cụ Marketing trong lĩnh vực huy động vốn đã và đang được các ngân hàng quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này đem lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, hoạt động Marketing nhằm xây dựng thương hiệu mạnh cho các ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng không nằm ngoài thực trạng trên. Để có thể tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh nói chung cũng như đẩy mạnh công tác huy động vốn nói riêng, SCB cần xuất phát từ những đặc điểm cụ thể của ngân hàng mình để sử dụng công cụ Marketing một cách hiệu quả nhất.

Trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra:

Thứ nhất, luận văn đã phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về Marketing nói chung và Marketing ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn nói riêng. Đây cũng là căn cứ khoa học quan trọng cho việc đưa ra các giải pháp Marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Thứ hai, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng hoạt động Marketing huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn trong thời gian qua. Từ đó làm rõ Marketing là một trong những công cụ quan trọng góp phần mở rộng huy động vốn của ngân hàng. Đồng thời cũng chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và những vấn đề cần giải quyết.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng Marketing trong huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, luận văn đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả Marketing để tăng cường khả năng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và xu hướng hội nhập.

Các giải pháp đưa ra đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm tăng cường vị thế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, giữ vững và phát triển thị phần, góp phần nâng cao hiệu quả cạnh tranh, đảm bảo an toàn và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn với những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ban ngành có liên quan để có thể thực hiện được các giải pháp trên.

Với khả năng có hạn, mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành kết quả nghiên cứu một cách tốt nhất, nhưng luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các đồng nghiệp và các bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn khoa học - TS. Hà Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam; Khoa Sau đại học; các thầy, cô giáo Học viện Ngân hàng; Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, các phòng ban Hội sở, các chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn, các đồng nghiệp đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quốc Đạt (2006), “Kinh nghiệm phát triển hoạt động dịch vụ ở NHTM một số nước”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, (51), tr. 61-64.

2. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Minh Hiền (2004), Marketing ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2005), “Những vấn đề cơ bản về giao tiếp của ngân

hàng trong cạnh tranh và hội nhập”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng,

(12), tr. 1-7.

5. Đào Thị Lan Hương, Nguyễn Gia Khánh (2006), “Công tác Marketing trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, (55), tr. 37-43.

6. Phạm Văn Kiên (2008), “Năng lực cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ quản trị nguồn nhân lực”, Thị trường Tài chính tiền tệ, (13), tr. 26.

7. Hoàng Lan (2006), “Một số kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng khi gia nhập WTO - Liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (1+2), tr. 59.

8. Nguyễn Đức Lệnh (2007), “Công nghệ ngân hàng hiện đại và quá trình phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ”, Thị trường Tài chính tiền tệ, (3+4), tr. 57. 9. Frederic S. Miskin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2010), Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010,

Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2009), Báo cáo phân tích cạnh tranh năm 2009,

Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2010), Báo cáo phân tích cạnh tranh năm 2010,

Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2009), Báo cáo tài chính năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2010), Báo cáo tài chính năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2011), Báo cáo tài chính năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2009), Báo cáo thường niên năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2010), Báo cáo thường niên năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2011), Báo cáo thường niên năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (2011), Đề cương chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020, Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 24. Hoàng Minh Tuấn (2006), “Bàn về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr. 42.

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w