Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57)

Với sự ra đời của sản phẩm “Kỳ hạn duy nhất - Lãi suất linh hoạt”, huy động vốn của SCB đã có sự đảo chiều trong cơ cấu kỳ hạn gửi, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng dần được thay thế bằng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Theo số liệu thống kê thì cơ cấu kỳ hạn huy động có sự đảo chiều rõ rệt khi bước sang quý III/2010, nguồn vốn có sự chuyển dịch từ các kỳ hạn ngắn sang các kỳ hạn dài. Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng, mặc dù tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn có sự tăng trưởng đáng kể nhưng thực chất đây chỉ là kỳ hạn danh nghĩa, kỳ hạn thực tế khách hàng tham gia vẫn tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng. Đến 31/12/2010, do quy định thống nhất trần lãi suất huy động 14%/năm của Ngân hàng Nhà nước nên cơ cấu nguồn vốn đang chuyển biến dần về kỳ hạn thực của nó.

Hình 2.9. Cơ cấu nguồn vốn SCB phân theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của NHTMCP Sài Gòn

Thống kê số liệu huy động thị trường 1 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn tính đến 31/12/2010 như sau:

• Tiền gửi không kỳ han: 2.059 tỷ đồng, giảm 732 tỷ đồng (-26,22%) so với đầu năm và chỉ chiếm 4,66% trong tổng nguồn vốn TT1.

• Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 25.080 tỷ đồng, tăng 1.618 tỷ đồng (+6,9%) so với đầu năm và chiếm 56,74% trong tổng nguồn vốn TT1.

• Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 17.066 tỷ đồng, tăng 9.375 tỷ đồng (+121,89%) so với đầu năn và chiếm 38,60% trong tổng nguồn vốn TT1.

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w