Xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 87)

Văn hóa kinh doanh ngân hàng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do các thành viên của ngân hàng tạo dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Nó tác động tới tâm lý, tình cảm, hành vi của mọi thành viên cũng như sự phát triển bền vững của tổ chức ngân hàng.

Văn hóa thể hiện một cách tổng quát, sống động về mọi mặt hoạt động của một ngân hàng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn hóa đã tạo ra một hệ thống giá trị truyền thống, phong cách làm việc, ứng xử mà dựa vào đó từng ngân hàng tự khẳng định sức mạnh và bản sắc riêng của mình. Hiện nay, kinh doanh có văn hóa là đòi hỏi cấp thiết của bất kỳ một ngân hàng nào trong bối cảnh hội nhập.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đang trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu và vị thế của mình trên thị trường. Vì vậy, việc đổi mới phong cách làm việc, xây dựng văn hóa kinh doanh mang bản sắc riêng của SCB là vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo dựng và duy trì một hình ảnh tốt đẹp về SCB trong lòng khách hàng.

Đề cập đến văn hóa kinh doanh, người ta thường nhắc đến “triết lý 3P” (People, Product và Profit). Tùy thuộc vào quan niệm về tầm quan trọng của 3 yếu tố này mà mỗi doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng có thể có cách ứng xử khác nhau trong quá trình kinh doanh. SCB vẫn hướng tới lợi nhuận, vẫn chú trọng đến chất lượng và tính đa dạng của dịch vụ nhưng yếu tố người lao động cần được đặt lên hàng đầu. Với tinh thần đó, việc xây dựng văn hóa kinh doanh của SCB cần tập trung vào những nội dung chính sau:

• Tạo ấn tượng bề ngoài tốt đối với khách hàng thông qua trang phục, phong cách giao tiếp... của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Việc mặc đồng phục thích hợp với công việc phải được duy trì thường xuyên đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng để tạo cảm giác tự hào về SCB, tạo không khí làm việc nghiêm túc. Thường xuyên tổ chức các lớp học về kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

• Trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh, lực lượng lao động ở từng bộ phận kinh doanh phải được coi trọng. Phải tạo cho được môi trường làm việc để cán bộ nhân viên phát huy được các thế mạnh, sức sáng tạo và khả năng cống hiến của mỗi thành viên. SCB cần luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên, tôn trọng và khuyến khích tính chủ động và sáng tạo của mỗi người.

• Để có được nền tảng văn hóa kinh doanh cơ bản, ngân hàng cần tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý để mỗi cán bộ lãnh đạo của SCB (ở tất cả các vị trí) có phong cách làm việc có văn hóa. Kinh nghiệm của nhiều nước đã chỉ ra rằng: một ngân hàng/ chi nhánh ngân hàng có văn hóa kinh doanh hay không, phụ thuộc rất lớn vào chính phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, bởi nó tạo sự đồng tình và lôi kéo được đông đảo cán bộ nhân viên trong đơn vị tham gia.

• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động cán bộ nhân viên, trang bị cho họ những kiến thức, giúp họ nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện văn hóa kinh doanh trong từng hoạt động ngân hàng, để từ nhận thức chuyển biến thành hành động, dần dần trở thành phổ biến và đi vào nề nếp.

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w