Hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 71)

Kênh phân phối là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng; tạo nên dòng chảy sản phẩm dịch vụ từ ngân hàng đến khách hàng, hoàn thành việc trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trường. Kênh phân phối đóng vai trò tích cực trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng để ngân hàng chủ động trong việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng.

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, hệ thống phân phối của ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức và phương thức phân phối dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Hiện nay, đa phần các Ngân hàng thương mại đều có chiến lược phát triển kinh doanh theo hướng ngân hàng bán lẻ đa năng. Do đó, xu hướng các ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động là điều dễ hiểu. Mặt khác, với nhu cầu ngày càng tăng cao của dân cư và các doanh nghiệp trong cả nước, các ngân hàng cũng đang đẩy mạnh phát triển mạng lưới nhằm tranh thủ chiếm lĩnh thị phần, củng cố thương hiệu, mở rộng dịch vụ và tăng cường năng lực tài chính. Quy mô về mạng lưới được xem là thế mạnh vốn có đối với các ngân hàng nội nhằm tranh thủ mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, khẳng định vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh.

NH Đông Á EAB 188 208 20

NH Xuất Nhập khẩu EIB 147 184 37

NH Sài Gòn SCB 111 116 5

NH An Bình ABB 86 116 30

NH Phương Nam PNB 85 113 28

NH Phát triển nhà TP HCM HDB 56 97 41

NH Sài Gòn Công thương SGB 76 86 10

NH Nam Việt NVB 83 83 0

NH Phương Đông OCB 71 79 8

NH Việt Nam Tín Nghĩa TNB 32 78 46

NH Việt Á VAB 61 76 15

NH Nam Á NAB 51 52 1

NH Gia Định GDB 28 29 1

Trong năm 2010, SCB chỉ tăng thêm 5 điểm giao dịch nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc lên 116 điểm. Tính đến 31/12/2010, SCB có 32 chi nhánh và 84 phòng giao dịch, 118 ATM và 308 máy POS trên toàn quốc. SCB đang tập trung phát triển theo chiều sâu, kiện toàn bộ máy, đẩy mạnh công tác quản trị, do đó

đã không chú trọng phát triển thêm mạng lưới mà tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới hiện có. Đây là điều rất cần thiết đối với SCB vì hiện tại hệ thống công nghệ thông tin cũng như công tác quản trị của SCB chưa phát triển kịp theo quy mô hoạt động của ngân hàng, đòi hỏi phải có thời gian để củng cố, chuẩn bị nguồn lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Nhưng với tầm nhìn chiến lược là phấn đấu trở thành một trong năm NHTM hàng đầu Việt Nam thì SCB phải rút ngắn thời gian củng cố hoạt động để phát triển, mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, tránh bị đánh mất vị trí hiện có.

Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng

Hình 2.12. Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng đến 31/12/2010

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước TP Hồ Chí Minh

Bên cạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh/ phòng giao dịch, SCB còn chú trọng phát triển các kênh phân phối hiện đại qua hệ thống máy ATM, dịch vụ Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking...

Trong tiến trình đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển kênh phân phối ngân hàng hiện đại, dịch vụ Thẻ và Ngân hàng điện tử của SCB trong năm 2010 đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ.

• Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thẻ nội địa và nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ quốc tế

Hiện tại, SCB đang cung cấp cho khách hàng 6 sản phẩm thẻ: SCB link, Rose Card và bộ sản phẩm Tài, Lộc, Phú, Quý với màu sắc phong thủy và hạn mức giao dịch vượt trội, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ và ATM, SCB không thực hiện thu phí các giao dịch cơ bản của chủ thẻ SCB tại ATM như rút tiền, tra cứu số dư, chuyển khoản, in sao kê... Tính đến thời điểm cuối năm 2010, SCB đã phát hành hơn 72.000 thẻ và có 118 máy ATM hoạt động khắp cả nước. Đồng thời, SCB cũng đã được chấp thuận là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.

• Củng cố và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ

Mặc dù mới triển khai trong năm 2009 nhưng đến cuối năm 2010, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ của SCB đã là hơn 175 đơn vị, lắp đặt 308 máy POS, doanh số thanh toán qua POS tính đến 31/12/2010 đạt 155,7 tỷ đồng.

• Tối ưu hóa kênh dịch vụ eBanking

Dịch vụ Ngân hàng điện tử của SCB không chỉ dừng lại ở chức năng tra cứu thông tin mà còn cung cấp các tiện ích như chuyển khoản, mở và tất toán tài khoản có kỳ hạn, chuyển tiền sang tài khoản tích lũy.

Các giao dịch tài chính của khách hàng qua SCB được kiểm tra và xác thực qua 2 vòng bằng mật khẩu và chuỗi bảo mật sinh ra ngẫu nhiên từ hệ thống nhằm đảm bảo giao dịch được xử lý chính xác, an toàn và bảo mật.

Doanh số giao dịch qua kênh eBanking trong năm 2010 đạt hơn 455 tỷ đồng.

• Kết nối thành công vào hệ thống Banknetvn và VNBC

SCB đã tiên phong trong việc tham gia làm thành viên của liên minh thẻ Smartlink, đồng thời cũng là 1 trong 4 ngân hàng đầu tiên của liên minh này kết nối thành công vào hệ thống Banknetvn. Không dừng ở đó, từ ngày 10/06/2010, SCB đã kết nối thành công với hệ thống ATM của Ngân hàng TMCP Đông Á thuộc liên minh VNBC, nâng tổng số ngân hàng liên minh mà thẻ SCB có thể giao dịch lên đến 30 ngân hàng với hàng ngàn máy ATM phủ khắp toàn quốc.

Trên nền tảng những thành quả của năm 2010, trong năm 2011 SCB sẽ tập trung cho ra đời sản phẩm thẻ mang thương hiệu quốc tế Mastercard, liên kết mạng thanh toán POS với các liên minh, gia tăng số lượng thẻ phát hành, đồng thời cũng chú trọng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, nâng cao hiệu quả kinh doanh POS và dịch vụ chi lương qua thẻ, phát triển nhiều tiện ích mới trên kênh eBanking. Dịch vụ ngân hàng điện tử luôn được SCB quan tâm phát triển nhằm đem lại chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w